Shop Máy Ảnh https://shopmayanh.vn Mon, 15 Jul 2024 13:50:05 +0000 vi hourly 1 9 điều lưu ý trước khi mua thẻ nhớ https://shopmayanh.vn/9-dieu-luu-y-truoc-khi-mua-the-nho/ https://shopmayanh.vn/9-dieu-luu-y-truoc-khi-mua-the-nho/#respond Sat, 13 Jul 2024 21:13:38 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/9-dieu-luu-y-truoc-khi-mua-the-nho.htm Một số lưu ý khi mua thẻ nhớ là phải chọn đúng loại, xác định dung lượng mình cần, kiểm tra tốc độ của thẻ. Bên cạnh đó, việc bảo mật dữ liệu trên thẻ nhớ cũng là điểm quan trọng.

1. Đừng mua nhầm loại thẻ

Hãy chắc chắn là bạn biết chính xác loại thẻ nhớ máy ảnh, máy điện thoại di động, PDA và thiết bị chơi game trước khi bỏ tiền ra mua. Nhiều thiết bị sẽ không tương thích với một loại thẻ nhất định vì thế bạn phải kiểm tra và sử dụng thử để tránh mua nhầm một cách vô tình. Nên kiểm tra xem thiết bị của mình có nhận thẻ không và kích hoạt một số thao tác trên đó.

Hiện nay có khoảng 6 loại thẻ chính có mặt trên thị trường, như SD, MMC, Memory Stick, CompactFlash, xD-Picture Card và SmartMedia. Tuy nhiên cũng theo sự phát triển công nghệ mà hiện nay người sử có thể bị “loạn” vì có nhiều thế hệ hay phiên bản. Ví dụ như SD còn có các loại khác như miniSD, microSD (còn gọi là TransFlash) và SD High-capacity (SDHC). Trong khi đó Memory Sticks thì có Memory Stick Pro Duo… Cùng sử dụng một công nghệ, nhưng kích thước và kiểu dáng của các phiên bản này khác nhau.

2. Đừng ỷ lại vào thẻ nhớ đi kèm theo thiết bị

Một vài thiết bị dân dụng hiện nay bán có đi kèm với nhiều thẻ nhớ, tuy nhiên, nó thường có dung lượng thấp. Ví dụ, các thiết bị chơi game PSP của Sony thường đi kèm theo với thẻ 32 MB Memory Stick Pro Duo, và chúng thường hết nhanh chóng sau khi lưu một vài game, bài hát hay ảnh. Hãy mua dung lượng lớn nhất mà “hầu bao” bạn cho phép vì như vậy bạn có thể lưu trữ nhiều hơn và ít phải thay hơn.

3. Hãy để thiết bị của bạn xác định dung lượng thẻ

Thẻ nhớ với dung lượng lớn không chỉ mang lại sự thuận tiện cho thiết bị mà còn là những thứ bắt buộc đối với một vài thiết bị. Ví dụ, máy ảnh kỹ thuật số độ phân giải cao sẽ ngốn nhiều dung lượng. Nếu chỉ dùng thẻ 32 MB, bạn có thể chụp 16 bức với máy ảnh 4 Megapixel và 10 bức với máy 6 “chấm”. Vì thế đối với máy ảnh số, quy tắc chung là độ phân giải càng cao, dung lượng thẻ nhớ càng phải lớn.

Dung lượng của thẻ lớn cho phép bạn lưu trữ nhiều tin nhắn, dữ liệu văn bản, nhạc, phim và hình ảnh hơn. Một bài MP3 trung bình chiếm 4 MB bộ nhớ và một bộ phim bằng hàng trăm lần bài hát đó. Do vậy, dễ thấy tại sao một thiết bị đa phương tiện lại dễ đầy thẻ nhớ đến mức nào.

4. Đừng quên tốc độ

Mỗi thiết bị hỗ trợ một loại thẻ khác nhau

Tốc độ của thẻ nhớ thường được thể hiện qua các con số: 10 MB/giây hay 20MB/giây – tốc độ ghi tính trên giây, hay qua tính năng cấp số nhân (như 60x hay 80x). Những ký hiệu hay thuật ngữ đó chỉ ra rằng thông tin hay dữ liệu có thể được ghi hay được đọc với tốc độ nhanh thế nào.

Tốc độ càng nhanh có nghĩa là thẻ nhớ càng dễ hồi phục dữ liệu nhanh sau khi ghi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hình ảnh số. Thẻ nhớ tốc độ cao đồng nghĩa với việc bạn có thể chụp một bức ảnh nhanh hơn bình thường, đặc biệt trong các máy ảnh có độ phân giải cao.

Tuy nhiên, nếu thiết bị của bạn không phải là loại “top ten”, tốc độ “như chong chóng” thì cũng chẳng nên dùng thẻ tốc độ nhanh làm gì.

5. Không phải tất cả thẻ nhớ đều giống nhau

Có rất nhiều nhà sản xuất khác nhau, các loại này đều tương tự nhau về dung lượng và tính năng. Nhưng không phải thẻ nào cũng giống nhau. Thẻ nhớ được sản xuất theo nhiều chuẩn nên người dùng có thể mua một chiếc giá rẻ và sử dụng với nhiều thiết bị. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm và phần nhiều là may mắn. Lời khuyên là bạn nên mua những loại thẻ có nhãn hiệu quen thuộc và từ các đại lý phân phối chính thức.

6. Có thể sử dụng cùng một loại thẻ trên các thiết bị khác nhau?

Các thiết bị khác nhau có thể sử dụng cùng một loại thẻ, ví dụ, các máy PDA, laptop hay điện thoại di động đều có thể sử dụng thẻ SD. Tuy nhiên, trong quá trình dùng, bạn có thể không truy nhập hay sử dụng được các dữ liệu lưu trữ trên đó khi chuyển thẻ sang một thiết bị khác do thiết bị cá nhân chỉ hỗ trợ những cấu trúc file đặc biệt. Ví dụ, máy điện thoại không hỗ trợ MP3 không thể chạy được các file mp3 trên thẻ.

7. Dữ liệu lưu trữ trên thẻ nhớ có an toàn?

Khi nói đến sự an toàn của dữ liệu, thẻ nhớ có một vài điểm thuận lợi hơn so với ổ cứng hay CD/DVD, như chống sốc tốt hơn. Vì không có nhiều phần tách rời, nên khả năng hỏng khi rơi hay di chuyển của thẻ cũng ít hơn so với một ổ cứng thông thường.

Bên cạnh đó, nó cũng ít bị vỡ và trầy xước hơn so với đĩa CD hay DVD. Nhưng cũng vì kích thước nhỏ nên người dùng thường bị mất thẻ hơn là mất dữ liệu nhỏ lẻ trên đó.

8. Chuyển dữ liệu từ thẻ nhớ sang PC

Một số PC và laptop đã được tích hợp đầu đọc thẻ để bạn chuyển nội dung trực tiếp sang máy tính. Nếu thiết bị của bạn không hỗ trợ tính năng này, có thể sử dụng đầu đọc thẻ độc lập thay vì sử dụng với cáp nối USB để chuyển tải dữ liệu. Phần lớn, đầu đọc thẻ loại này hỗ trợ rất nhiều chuẩn thẻ nhớ khác nhau.

9. Chất lượng dữ liệu xác định dung lượng thẻ

Thiết bị của bạn càng phức tạp hay càng đắt tiền, thì dung lượng thẻ nhớ càng phải lớn. Ví dụ, các máy ảnh số nhiều chấm cần nhiều dung lượng thẻ nhớ hơn so với máy ảnh ít chấm. PDA đắt tiền với đầy đủ tính năng đa phương tiện sẽ cần nhiều dung lượng hơn nếu bạn muốn sử dụng hết các tính năng đó.

Chất lượng của dữ liệu là yếu tố cuối cùng xác định bạn cần dung lượng bao nhiêu. Quy tắc chung là chất lượng càng tốt, dung lượng càng chiếm nhiều. Ví dụ, bức ảnh có độ phân giải cao cần nhiều bộ nhớ hơn so với bức ảnh kém chất lượng, nhạc số nén ở chất lượng cao sẽ chiếm dung lượng hơn so với MP3 nén ở chất lượng trung bình.

]]>
https://shopmayanh.vn/9-dieu-luu-y-truoc-khi-mua-the-nho/feed/ 0
10 lời khuyên giúp bạn nâng “trình” nhiếp ảnh https://shopmayanh.vn/10-loi-khuyen-giup-ban-nang-trinh-nhiep-anh/ https://shopmayanh.vn/10-loi-khuyen-giup-ban-nang-trinh-nhiep-anh/#respond Sat, 13 Jul 2024 21:13:17 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/10-loi-khuyen-giup-ban-nang-trinh-nhiep-anh.htm

Để chụp được những tấm ảnh đẹp thì ngoài niềm say mê nhiếp ảnh, người chụp còn cần phải có những kỹ năng và sự trải nghiệm khi bấm máy. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn 10 lời khuyên để nâng cao trình độ nhiếp ảnh qua bài viết của tác giả gốc Việt Olivier Duong trên trang Digital Photography School:

1. Luôn có máy ảnh trong túi

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Đối với những người chụp ảnh không chuyên thì việc vác theo máy ảnh DSLR “lê la” khắp mọi nơi sẽ khiến họ cảm thấy ái ngại vì cồng kềnh và tương đối nặng. Càng đáng ngại hơn khi mang theo máy ảnh với dây đeo lòng thòng vào những nơi như cửa hàng tạp phẩm để mua đồ.

Tuy nhiên, đối với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì máy ảnh là một vật gần như bất ly thân. Một cảnh đẹp hoặc một sự việc mang tính thời sự có thể diễn ra bất cứ lúc nào, đòi hỏi người chụp phải có máy trên tay để tác nghiệp. Chẳng hạn như bức ảnh dưới đây được chụp khi nhiếp ảnh gia đang trên đường… đi mua bánh sandwich.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Nếu vác theo máy ảnh DSLR quá cồng kềnh thì người chụp nên trang bị cho mình một chiếc máy ảnh du lịch hoặc thậm chí là một chiếc smartphone có tích hợp camera để có thể bỏ túi mang đi khắp mọi nơi. Oliver Dương, một nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ rằng, việc luôn có máy ảnh trong túi khiến anh không bao giờ nghĩ đến thuật ngữ “bấm máy” mà chỉ nghĩ đến việc “ghi lại cuộc sống”. Đây là một tấm ảnh được nhiếp ảnh gia gốc Việt chụp trong bệnh viện khi thấy một phụ nữ đang chuẩn bị khám thai.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Lời khuyên: Ảnh không phải lúc nào cũng chờ bạn. Hãy sử dụng một chiếc máy bỏ túi những lúc không thể mang DSLR đi theo.

2. Cảnh nền quan trọng không kém đối tượng

Khi chụp một tấm ảnh, người ta thường hướng sự tập trung vào đối tượng được chụp. Nhưng đối tượng rất hiếm khi đứng một mình mà thường phải có cảnh nền để “phối hợp”. Khi nhìn qua kính ngắm và hướng máy ảnh về phía đối tượng, điều đầu tiên bạn cần làm là… đừng vội bấm máy. Hãy xem xét cảnh nền trước đã.

Cảnh nền sẽ tác động tới đối tượng theo hai cách: hoặc nó làm tôn đối tượng lên, hoặc nó khiến cho đối tượng bị nhạt nhòa. Đây chính là yếu tố nhiếp ảnh gia phải chú ý.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Trong hình minh họa ở trên, ông lão đang rất vui vẻ sau khi tán dóc với người ngồi cạnh. Nhiếp ảnh gia chụp tấm ảnh này cho biết ban đầu anh ta không định cho vào khuôn hình người đàn ông ngồi ở xa. Nhưng sau khi người đàn ông đó nghiêng người ra phía sau và nhìn vào ông lão, nhiếp ảnh gia đã ngay lập tức bấm máy. Chính người đàn ông ngồi bên cửa sổ với ánh mắt hướng vào đối tượng đã giúp cho đối tượng trong ảnh được nổi bật.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Lời khuyên: Hãy chú ý đến cảnh nền, cũng như mọi màu sắc, đường nét. Bạn phải phán đoán được cảnh nền sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến đối tượng.

3. Ánh sáng là tất cả

Nếu như con người giao tiếp với nhau bằng giọng nói thì nhà nhiếp ảnh giao tiếp với tấm ảnh thông qua ánh sáng. Vì thế, nếu bạn muốn trở thành một nhà nhiếp ảnh giỏi thì bạn cần phải “điều khiển” được ánh sáng trong tấm hình.

Bạn hãy quan sát ánh sáng tác động vào đối tượng như thế nào. Chẳng hạn như gương mặt của một người bừng sáng khi xem tivi, hoặc một phong cảnh chụp vào lúc chạng vạng. Kỹ năng chụp ảnh của bạn sẽ tiến triển dần nếu bạn biết cách tập trung chú ý vào ánh sáng. Trong tấm ảnh minh họa ở dưới, tác giả đã nhận ra bầu trời lúc đó có mây mù nhưng lại rất lý tưởng để cho ra đời một tấm ảnh đẹp, bởi vì ánh sáng lúc đó dịu nhẹ và các đám mây phản chiếu ánh sáng rất ấn tượng.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Lời khuyên: Hãy chú ý đến ánh sáng, chất lượng ánh sáng, những khoảng tối mà nó tạo ra, các hình dạng mà nó đem lại.

4. Coi công việc của bạn như rượu vang

Có thể từ trước đến nay bạn vẫn chưa hài lòng với những tấm ảnh mình chụp. Bạn nghĩ rằng tác phẩm xuất sắc nhất của mình sẽ được thực hiện… trong tương lai. Tuy nhiên, một lúc nào đấy bạn sẽ thấy tấm ảnh mình chụp trong quá khứ trở nên có giá trị. Trên thực tế, có rất nhiều người có những tấm ảnh giá trị mà họ không biết. Cho đến một ngày họ nhận ra giá trị của tấm ảnh khi con mắt nghệ thuật của họ trở nên lành nghề hơn.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Tấm hình minh họa ở trên được tác giả người Pháp gốc Việt Olivier Duong chụp cách đây đã 10 năm. Lúc đó anh mới cầm máy đi chụp và không nghĩ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Những tấm ảnh anh chụp 10 năm trước đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Cho đến một ngày khi xem lại những bức ảnh thời mới chập chững vào nghề, anh mới nhận ra một vài tấm ảnh rất có giá trị.

Lời khuyên: Ảnh cũng giống như rượu vang, càng để lâu càng ngon. Nhưng bạn sẽ phải đào bới để tìm lại chúng.

5. Chụp bằng trái tim

Đa phần những người cầm máy đều biết cách đặt khẩu độ, thiết lập ISO, biết cách làm chủ ánh sáng. Nhưng khi nhìn vào tấm ảnh của họ, bạn sẽ thấy chúng thiêu thiếu một cái gì đó. Chính là yếu tố “trái tim”! Họ đã không có được cảm xúc mãnh liệt khi chụp những tấm ảnh đó.

Nghệ thuật nhiếp ảnh không phải là ghi lại những gì đang diễn ra trên thế giới, mà đó là ghi lại cảm xúc ở trong tim người chụp. Người chụp phải thể hiện được cái tôi của mình trong tấm ảnh.

Hình minh họa ở dưới được chụp lúc tác giả đang cảm thấy rất thất vọng

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Còn tấm hình này thì đã có sự lạc quan hơn

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Tấm hình này tác giả đã cho chúng ta cảm nhận được tinh thần gia đình

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Lời khuyên: Bấm máy theo cảm xúc của bạn, bức ảnh sẽ sống động hơn

6. Đặt câu hỏi “Tại sao?”

Không phải ai đến với nhiếp ảnh cũng có chung mục đích. Có người muốn làm giàu, có người đến với nhiếp ảnh chỉ vì yêu thích, có người muốn nổi tiếng và có người chụp ảnh chỉ để ghi lại quá trình lớn lên của con trẻ.

Nếu bạn định trở thành một nhà nhiếp ảnh, hãy đặt câu hỏi “Tại sao?” Trả lời được câu hỏi này con đường của bạn sẽ trở nên rõ ràng. Câu hỏi “Tại sao?” cũng giống như bạn đặt một chiếc kính lúp trước nguồn sáng, nó sẽ giúp bạn tập trung và tìm được thứ mình cần rõ ràng hơn.

Trong tấm hình ở dưới, tác giả cho biết khi nhìn thấy người đàn ông này, anh đã hình dung người đàn ông giống như một vị anh hùng đang sẵn sàng cứu rỗi thế giới. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là một người đàn ông đang trên đường ra bãi biển. Tác giả tấm ảnh cho biết lý do anh đến với nhiếp ảnh là để được hòa mình vào thế giới và được tưởng tượng.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Lời khuyên: Tại sao bạn lại đến với nhiếp ảnh? Nhiếp ảnh có thực lôi cuốn bạn? Hãy lựa chọn con đường bạn đi từ việc trả lời câu hỏi nói trên.

7. Bạn ít bị phụ thuộc vào thiết bị hơn bạn nghĩ

Đối với một nhiếp ảnh gia, thiết bị không phải là yếu tố quá quan trọng để có được một bức ảnh đẹp. Điều cốt yếu là óc thẩm mỹ và sự sáng tạo của người chụp. Gần như tất cả các tấm ảnh mình họa ở trên được chụp bằng máy ảnh bỏ túi. Thậm chí có những tấm ảnh tác giả đã chụp bằng điện thoại.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Nhiếp ảnh cũng giống như trò chơi xếp hình. Mặc dù bị giới hạn bởi các miếng ghép nhưng với sự sáng tạo người ta có thể tạo ra một tác phẩm đẹp đẽ. Một hình ảnh so sánh khác: nếu con người đã có sẵn đôi cánh thì sẽ chẳng bao giờ phát minh ra máy bay.

Lời khuyên: Dù bạn sở hữu loại máy ảnh gì, thì hãy sử dụng nó một cách sáng tạo. Nếu bạn được “trang bị đến tận răng”, bạn sẽ không thể nghĩ được điều gì.

8. Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo trong kỹ thuật

Có thể khi học về nhiếp ảnh bạn được dạy làm cách nào để có độ phơi sáng chuẩn xác, làm cách nào để lấy nét, để có độ sâu của trường ảnh v.v… Tuy nhiên, bạn có biết rằng những tấm ảnh mang tính biểu tượng nhất thế giới lại được chụp với kỹ thuật không hoàn hảo. Chẳng hạn như tấm ảnh quân Đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy năm 1944 được chụp bởi nhiếp ảnh gia Robert Capa có những hình ảnh rất mờ, hay như tấm ảnh Alberto Korda chụp Che Guevara trên một nền trời màu trắng.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

 

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Đôi khi chất lượng nghệ thuật của một tấm ảnh lại khỏa lấp sự không hoàn hảo trong kỹ thuật chụp, cho nên đừng quá cầu kỳ khắt khe với kỹ thuật. Người Nhật có một khái niệm là “Wabi sabi” có nghĩa là “Vẻ đẹp nằm trong sự không hoàn hảo”.

Lời khuyên: Đừng quá quan tâm đến sự hoàn hảo trong kỹ thuật, hãy tập trung vào cảm xúc.

9. Hãy nghĩ đến việc tạo ra tấm ảnh, chứ không phải là chụp ảnh đơn thuần

Nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần phải thực hiện một bước chuyển đổi từ “Chụp ảnh” sang “Tạo ra tác phẩm nhiếp ảnh”. Khi đưa máy ảnh lên để chụp, bạn cần trả lời câu hỏi: “Bạn sẽ tạo ra một tấm ảnh là bản sao của những gì diễn ra trước ống kính?” hay là “Những gì ở trước ống kính là điểm khởi đầu để giao tiếp với tâm hồn bạn?”.

“Chụp ảnh” là thuật ngữ dành cho những người sở hữu máy ảnh. Còn các nhiếp ảnh gia, họ sẽ “tạo ra tấm ảnh”.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Tấm ảnh trên được nhiếp ảnh gia Olivier Duong thực hiện khi đang ngồi trong quán cafe. Anh chợt nhìn thấy tà váy này bay phấp phới trước mặt. Trong 1 giây, Olivier đã tưởng tượng mình đang ở trên thiên đường và ngắm nhìn một thiên thần trước mặt. Tấm ảnh này đã cho thấy những rung động của Olivier chứ không phải là tấm ảnh chụp một tà váy.

Lời khuyên: hãy nghĩ như một họa sỹ. Hãy tạo ra thứ gì đó thay vì ghi lại nó.

10. Làm cho tấm ảnh của bạn đọng lại trong tâm trí người xem

Bạn đã bao giờ xem một clip tuyên truyền về an toàn giao thông trên truyền hình? Trong clip một chiếc ô tô rất đẹp xuất hiện cùng với nét mặt tươi vui của những người ngồi trong xe. Chiếc xe lăn bánh trên những con phố nên thơ với hai hàng cây xanh mát. Người xem sẽ có cảm nghĩ “ôi cuộc sống thật là tươi đẹp”. Nhưng rồi đùng một cái chiếc xe gặp tai nạn. Clip này gây ấn tượng mạnh với người xem bởi các nhà làm phim đã dành nhiều thời gian để tạo dựng nên một hình mẫu tươi đẹp rồi phá bỏ nó.

Trong nhiếp ảnh bạn cũng có thể làm giống như vậy, tức là tạo ra một sự phá cách trong tấm ảnh để gây ấn tượng mạnh với người xem. Chẳng hạn như ở tấm hình chụp các cây cọ dưới đây. Cây cọ thì không xa lạ gì với mọi người. Để tạo ấn tượng, tác giả của bức ảnh đã không chụp cây cọ từ ngọn đến gốc mà lợi dụng bóng đổ của cây cọ phía sau lưng che đi phần gốc 3 cây cọ ở phía trước ống kính. Thay vì cho mọi người xem gốc cây thì tác giả đã thay thế bằng bóng cây. Bố cục của tấm ảnh nhìn đơn giản mà rất ấn tượng.

10 lời khuyên giúp bạn nâng

Lời khuyên: Đoán trước người xem trông đợi gì ở bức ảnh, rồi phá cách.

Theo Digital Photography School/ VNReview

]]>
https://shopmayanh.vn/10-loi-khuyen-giup-ban-nang-trinh-nhiep-anh/feed/ 0
Hướng dẫn sử dụng Tủ chống ẩm Eureka https://shopmayanh.vn/huong-dan-su-dung-tu-chong-am-eureka/ https://shopmayanh.vn/huong-dan-su-dung-tu-chong-am-eureka/#respond Fri, 12 Jul 2024 21:12:24 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/huong-dan-su-dung-tu-chong-am-eureka.htm

Khí hậu Nhiệt Đới gió mùa, tiết trời nồm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ẩm mốc cao. Nó thực sự là tác nhân chính dẫn đến các hiện tượng mốc rêu cho các thiết bị điện tử (máy ảnh, ống kính, máy quay, đồng hồ), thuốc quý nói riêng, đồ y tế nói chung, băng đĩa hình quý…

Biện pháp an toàn với thời tiết 4 mùa, ẩm mốc làm hỏng hóc những thiết bị giá trị về vật chất, tinh thần đó chính là các loại tủ chống ẩm. Rất đơn giản, bạn chỉ cần cắm điện, cất các thiết bị vào trong tủ, chỉnh độ ẩm thích hợp và yên tâm học hành, làm việc, vui chơi giải trí.

Có nhiều loại tủ chống ẩm: Tủ chống ẩm Euroka, Wonderful

Tủ chống ẩm thực sự rất hữu dụng, ngay cả chị em phụ nữ cũng nên sắm cho mình một chiếc tủ chống ẩm để vừa là nơi cất giữ vừa chống ẩm mốc đối với những chiếc túi da hàng hiệu đắt tiền, hay những chiếc áo da, găng tay da. Không cần phải lo mốc rêu xanh, không cần phải phơi nắng, các đồ da của các anh chị đã tuyệt đối an toàn trong tủ chống ẩm rồi.

Sau ngay đây tôi sẽ hướng dẫn sử dụng Tủ chống ẩm một vài lưu ý sau nói chung:

Trước tiên chúng ta phải chọn vị trí thích hợp và điều chỉnh chân đứng để đảm bảo tính ổn định của tủ.

Không được đặt tủ ở gần các thiết bị lò sưởi, có khói và khu vực bị nắng chiếu trực tiếp.

Không để tủ đúng hướng thổi gió của điều hòa, tránh tình trạng tủ luôn phải hoạt động hết công suất, tiêu hao điện lớn.

Cắm dây điện vào ổ, đèn Led sáng, màn hình LCD hiển thị độ ẩm và nhiệt độ trong tủ, và tùy chỉnh nhiệt độ ẩm theo từng dòng máy.

Các bạn để ngay ngắn các vật dụng vào tủ, tránh tình trạng vứt linh tinh để hỏng hóc

Quá trình điều chỉnh độ ẩm có thể mất vài giờ tùy thuộc vào điều kiện môi trường, các thiết bị trong tủ và tần suất đóng mở tủ trong quá trình sử dụng.

Nguyên lý hoạt động Tủ chống ẩm Eureka:

Hơi ẩm được đẩy ra từ bộ phận làm khô.

* Giai đoạn hấp thụ:
Van thông bên ngoài tủ được đóng lại, van thông phía trong tủ được mở ra, hơi ẩm được hấp thụ vào bộ phận làm khô của tủ chống ẩm tự động.
* Giai đoạn xả:
Van thông phía ngoài tủ mở ra, van thông phía trong tủ đóng lại, các hơi ẩm từ bộ phận làm khô được đẩy ra từ chất làm khô bão hòa trong bộ phận làm khô.

Cả hai giai đoạn hoạt động theo chu kỳ tự động. Toàn bộ quá trình được kiểm soát bằng bộ nhớ của một IC thời gian.
– Chế độ H (High): 25%-35%RH
– Chế độ M (Medium): 35%-45%RH
– Chế độ L(Low): 45%-55%RH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

SHOP MÁY ẢNH – HTDIGITAL – HOÀNG TRỌNG CAMERA
VPGD: Số 3A Vọng Đức – Hàng Bài – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Tel/Fax: 04 3937 8666
Hotline: 0912 090 777 – 0904 232 330
Website: shopmayanh.vn | htdigital.vn | hoangtrongcamera.com.vn

]]>
https://shopmayanh.vn/huong-dan-su-dung-tu-chong-am-eureka/feed/ 0
Lời khuyên sử dụng máy quay kỹ thuật số https://shopmayanh.vn/loi-khuyen-su-dung-may-quay-ky-thuat-so/ https://shopmayanh.vn/loi-khuyen-su-dung-may-quay-ky-thuat-so/#respond Thu, 11 Jul 2024 21:13:48 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/loi-khuyen-su-dung-may-quay-ky-thuat-so.htm

Máy quay kỹ thuật số đang ngày càng phổ dụng và trở thành món đồ không thể thiếu trong hành trang du lịch của nhiều người. Chúng tôi xin được chia sẻ thông tin với những ai mới sử dụng thiết bị công nghệ này.

Trước khi sử dụng máy trong cuộc sống, có rất nhiều thứ khi mới mua về bạn có thể sử dụng ngay mà chẳng cần đọc tài liệu hướng dẫn. Nhưng máy quay kỹ thuật số là trường hợp ngoại lệ. Sách hướng dẫn sẽ giúp bạn làm thế nào để quay được những thước phim đẹp nhất trong những điều kiện ánh sáng khác nhau và cách sử dụng các chức năng phức tạp của máy.

Và cách tốt nhất để ghi nhớ các chức năng của máy là vừa đọc hướng dẫn, đồng thời bật máy và thực hiện luôn. Thử nghiệm quay trong các điều kiện ánh sáng khác nhau với các hiệu ứng khác nhau. Chỉ có vậy, bạn mới sẵn sàng bước vào một sự kiện quan trọng một cách tự tin và đạt hiệu quả cao nhất.

Trong khi thao tác

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng làm nên chất lượng của video là sự tự nhiên của các đối tượng trong khi quay. Nếu quay cảnh vật, bạn sẽ chẳng bao giờ phải suy nghĩ đến vấn đề này, bởi cảnh vật vốn đã tự nhiên như nó vẫn thế. Nhưng nếu quay người, bạn cũng phải chắc chắn rằng người mà bạn muốn quay cảm thấy thoải mái và cho phép bạn ghi hình họ.

Dưới đây là những mẹo nhỏ, cơ bản liên quan đến góc độ kỹ thuật mà mỗi người mới cầm máy quay cần nắm rõ để có thể có những đoạn video tốt nhất.

Cân bằng trắng

Bạn nên thực hiện thao tác cân bằng trắng mỗi khi thay đổi điều kiện ánh sáng nơi bạn quay video. Chẳng hạn, nếu bạn bước vào một căn phòng ánh sáng yếu, hoặc di chuyển từ một điểm thiếu ánh sáng như hang hốc ra một vùng có đầy ánh nắng… Cân bằng trắng sẽ giúp bạn thực hiện được các video với chất lượng ánh sáng phù hợp nhất với hoàn cảnh quay. Các bước tiến hành cụ thể như sau:

Hầu hết các máy quay đều có nút chỉnh cân bằng trắng (white balance). Tìm xem nút ấy trên chiếc máy của bạn được bố trí ở đâu.

Tìm một cái gì đó có màu trắng xung quanh bạn, chẳng hạn tờ giấy hay bức tường hay bất kỳ cái gì đó có màu sáng là được.

Zoom máy của bạn vào vật màu trắng đó đến khi có thể nhìn thấy rõ trong viewfinder.

Nhấn nút white balance để máy có thể tìm chế độ cân bằng trắng phù hợp và công việc kết thúc, bạn có thể bắt đầu quay.

1. Zoom đúng cách, đúng lúc

Thông thường khi quay video, bạn luôn muốn tiết kiệm thời gian để phóng to hay thu nhỏ. Nhiều người mới sử dụng máy quay thường phóng to hay thu nhỏ đột ngột, khiến cho người xem video cảm thấy chóng mặt. Nếu không vì một ý đồ đặc biệt nào thì video đó coi như bị thất bại ở góc độ thư giãn khi xem. Vì vậy, chỉ nên sử dụng chức năng zoom lúc cần thiết, và khi zoom thì thật từ từ, vừa đạt hiệu quả cao mà lại tiết kiệm đáng kể nguồn điện.

2. Mang theo chân máy

Cầm máy trên tay sẽ giúp bạn linh động hơn, nhưng nếu cứ cầm mãi thì bạn sẽ mỏi và máy có thể bị rung. Lúc ấy, bạn có xu hướng đưa tay lên hay hạ tay xuống đột ngột hơn khiến cho hình không “êm” và ổn định như lúc bạn chưa mỏi tay. Giải pháp là mang theo một chiếc chân máy mini (tripod) có thể bỏ túi và thiết bị này thực sự hữu dụng để bạn có những đoạn video với hình ảnh ổn định.

3. Bỏ qua những hiệu ứng đặc biệt

Hầu hết các máy quay hiện đại đều có các hiệu ứng có thể gây lạ mắt ở một góc độ nào đó, như làm méo hình, biến dạng, đổi màu… Đừng phiêu lưu khám phá những tính năng đó thương xuyên, bởi sẽ có lúc bạn muốn nhìn lại video đúng với những gì diễn ra thực tế. Hãy quay với chế độ cơ bản để bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được và quan sát trung thực nhất.

4. Bật thêm đèn

Các loại máy quay kỹ thuật số thường làm việc khó khăn hơn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc tối. Chẳng hạn trong điều kiện ánh sáng mờ mờ thì bạn sẽ thu được một video tối um và chẳng nhìn rõ thứ gì. Nếu bạn có thể bật đèn trong môi trường quay thì hãy làm ngay bởi ánh sáng càng tốt thì video càng chất lượng. Cân bằng trắng hợp lý cũng có thể giúp máy cải thiện chất lượng video trong từng điều kiện ánh sáng khác nhau.

5. Mang theo một chiếc microphone

Hầu hết các microphone tích hợp sẵn trong các máy quay đều không được tốt lắm nên chất lượng âm thanh thu được đôi khi làm bạn thất vọng. Hãy mua một chiếc microphone bổ sung nếu bạn cần thực hiện những thước phim quan trọng, cần chất lượng âm thanh tốt.

6. Quay trước khi diễn ra sự kiện

Trên hầu hết các máy quay kỹ thuật số, từ lúc bạn bấm vào nút record đến khi máy thực sự làm việc có thể trễ một vài giây. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị máy móc thật kỹ và bấm máy trước khi sự kiện diễn ra vài giây, chẳng hạn khi một nhân vật quan trọng phát biểu, khi cắt băng khánh thành một công trình hay nổ pháo hoa… Chỉ có như vậy, video của bạn mới ghi hình trọn vẹn mà không bị “mất đầu”.

Theo TintucOnline

]]>
https://shopmayanh.vn/loi-khuyen-su-dung-may-quay-ky-thuat-so/feed/ 0
21 tư thế tạo dáng trong chụp ảnh phụ nữ https://shopmayanh.vn/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-phu-nu/ https://shopmayanh.vn/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-phu-nu/#respond Thu, 11 Jul 2024 21:12:52 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-phu-nu.htm Có khi nào bạn bị “tắc” về ý tưởng khi muốn chụp những bức ảnh đẹp và sáng tạo về phụ nữ, nhất là khi đối tượng chụp của bạn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo dáng?

Chúng tôi tiếp tục giới thiệu với bạn 21 tư thế tạo dáng (pose) khi bạn chụp các đối tượng là phụ nữ, do tác giả Kaspars Grinvalds cung cấp trên trang http://www.posingapp.com (đây cũng là một ứng dụng di động đang được bán trên Apple Store) và được giới thiệu bởi Digital-Photography School, cùng một số thông tin thêm về kinh nghiệm chụp ảnh cho phụ nữ.

Làm thế nào để chụp ảnh phụ nữ được đẹp?

Chụp ảnh phụ nữ có lẽ khác với chụp ảnh trẻ em ở chỗ đối tượng của bạn sẽ sẵn lòng làm theo các sắp đặt của bạn để có được bức ảnh đẹp như họ mong muốn. Bạn cần trò chuyện với người mẫu của mình thật tốt để đảm bảo cô ấy hiểu thật rõ tình huống chụp. Cả bạn và cô ấy đều phải thật tự tin để tạo sự tự nhiên cho bức ảnh.

Để có những bức ảnh chụp phụ nữ thật đẹp phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của bạn về người phụ nữ bạn định chụp ảnh. Theo nhiếp ảnh gia Annabel Williams, người chuyên chụp ảnh phụ nữ, thì phụ nữ luôn có một chút gì đó kém tự tin về cơ thể mình, ngay cả những người mẫu cũng thường nghĩ là họ bị béo. Ảnh chụp phụ nữ thường có xu hướng biến họ thành những bà mẹ, hoặc khoe trang sức, hoặc khỏa thân. Nhưng đa số phụ nữ muốn họ phải đẹp như người mẫu, hoặc có những góc chụp khiến trông họ đẹp hơn bình thường.

Nếu như trước đây phụ nữ thường kém tự tin và không muốn xuất hiện trong các bức ảnh, thì giờ đây họ đã có xu hướng cởi mở hơn. Bạn có thể thấy nhiều phụ nữ khoe ảnh của mình trên Facebook, mỗi khi họ có một bộ đồ mới, một tâm trạng mới, hoặc vừa tham dự một sự kiện nào đó. Phụ nữ đã tự tin hơn nhất nhiều khi đứng làm mẫu trong các bức ảnh.

Tuy nhiên, hầu hết những người trên 30 tuổi vẫn nghĩ rằng họ không đẹp, họ không có cơ thể gọn gàng. Điều này thực sự không đúng đối với nhiếp ảnh. Chỉ cần chọn ánh sáng đúng, trang điểm đẹp và sự quan sát tinh tế của người chụp là bất cứ ai cũng có thể có những bức ảnh tuyệt vời. Dưới đây là một vài bí quyết:

– Chuẩn bị kỹ về trang phục. Những bộ quần áo bó chặt ở thân trên sẽ không đẹp khi cô gái ngồi xuống, dù là cô ấy thanh mảnh. Áo cổ chữ V trông sẽ quyến rũ hơn áo cổ tròn và giúp cổ trông dài hơn. Áo màu trắng sẽ giúp phản quang lên gương mặt và làm gương mặt sáng hơn so với áo màu sẫm.

– Chú ý tạo điểm nhấn từ khuôn mặt người mẫu. Tạo cho buổi chụp ảnh một không khí thân mật và cởi mở để gương mặt cô ấy thật thoải mái và tự nhiên. Chọn những góc chụp từ trên xuống để bắt được ánh nhìn của cô ấy khi ngước lên. Chỉ nên chụp từ dưới lên với những người mẫu có ánh nhìn xuống đẹp.

– Nếu người mẫu của bạn hơi béo, đừng chụp chân dung toàn thân cho cô ấy. Bạn có thể có những bức ảnh đẹp chỉ với đầu và vai, ánh mắt. Hãy đề nghị người mẫu “lăn, lê, bò, toài” để có thể chọn ra những tư thế chụp thích hợp nhất.

Những kiểu tạo dáng dễ mang lại ảnh đẹp

1. Để bắt đầu, hãy chụp bức chân dung đơn giản này. Hãy để cô gái của bạn nhìn ngoái lại qua vai cô. Ánh mắt và vẻ mặt của cô gái ở góc độ này sẽ rất thú vị, vả lại thông thường ít khi bạn chụp kiểu này mà thường chụp trực diện, điều này sẽ tạo một nét lạ cho bức ảnh.

2. Trong nhiếp ảnh chân dung, bàn tay thường không nhìn thấy được hoặc ít nhất là không được để ý hoặc không chiếm lĩnh nhiều trong ảnh. Tuy nhiên, bạn có thể mang lại sự sáng tạo cho bức ảnh bằng cách yêu cầu người mẫu thể hiện các kiểu cách của hai bàn tay xung quanh đầu hoặc khuôn mặt của cô, ví dụ dựa đầu vào tay, chống cằm, chạm má… Tuy nhiên, lưu ý không giơ lòng bàn tay ra, chỉ lấy phần cạnh ngoài của hai cánh tay thôi.

3. Có thể bạn đã quen thuộc với quy tắc chụp ảnh một phần ba – chia toàn bộ khung hình thành 3 phần và căn chỉnh đối tượng sao cho luôn nằm trên 1/3 khuôn hình. Theo một cách tương tự, bạn có thể sử dụng các đường chéo để tạo những góc chụp lạ. Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn không cần phải luôn luôn giữ máy ảnh của bạn ngay ngắn, đừng ngại để nghiêng nó, bạn có thể có được những góc ảnh thú vị và khác thường.

4. Một kiểu tạo dáng đáng yêu khi người mẫu ngồi với hai đầu gối chạm vào nhau và bạn chụp từ trên cao xuống.

5. Một tư thế tạo dáng hấp dẫn khác khi cô gái nằm trên mặt đất. Hãy ngồi xuống và chụp từ góc chụp thấp ngang mặt đất.

6. Một biến thể khác của tư thế người mẫu nằm trên mặt đất. Cả hai bàn tay cũng có thể được chống thoải mái trên mặt đất. Tư thế này có thể vận dụng rất tốt ở ngoài trời, trên bãi cỏ hoặc trong một đồng cỏ hoa hoang dã.

7. Một tư thế chụp khá đơn giản, nhưng không kém thu hút. Hãy chụp từ góc chụp ngang mặt đất. Sau đó cố gắng di chuyển xung quanh người mẫu và chụp những bức ảnh khác, có thể yêu cầu cô ấy thay đổi vị trí đầu và tay.

8. Một tư thế tạo dáng khác phù hợp với nhiều dáng người mẫu. Hãy để người mẫu thay đổi cách thức đặt tay và vị trí chân khác nhau, nhưng nhớ là khi chụp phải lưu tâm đến đôi mắt của cô ấy.

9. Một kiểu ảnh khác rất đáng yêu, có thể vận dụng trên nhiều mặt sàn khác nhau như giường, mặt đất, thảm cỏ, hay một bãi biển đầy cát trắng. Chụp từ một góc độ rất thấp và tập trung vào mắt.

10. Một kiểu ảnh đơn giản và ấn tượng cho người mẫu ngồi trên mặt đất. Lưu ý đến vẻ mặt và ánh mắt của cô gái.

11. Người mẫu của bạn trông sẽ rất thân thiện khi ngồi trên mặt đất với dáng điệu này. Hãy thử chụp cô ấy ở các góc và hướng khác nữa.

12. Một cách tuyệt vời để chứng minh vẻ đẹp vóc dáng của một cô gái. Nên chụp kiểu đổ bóng với phông nền sáng.

13. Tư thế chụp này hơi khó, bạn có thể yêu cầu người mẫu xoay người với các tư thế tay và đầu khác nhau để chọn được bức ảnh đẹp nhất.

14. Kiểu ảnh này thường chụp các cô gái trẻ, cá tính nghịch ngợm một chút.

15. Nghiêng nhẹ về phía trước có thể là một cử chỉ rất hấp dẫn. Đó là một cách tinh tế để nhấn mạnh cơ thể phía trên.

16. Một kiểu tạo dáng gợi cảm. Bằng cách giữ tay ở trên đầu, đường cong cơ thể được nhấn mạnh. Tuy nhiên kiểu này chỉ phù hợp với những phụ nữ tự tin về vẻ đẹp cơ thể mình.

17. Có rất nhiều kiểu ảnh có thể chụp với toàn bộ chiều cao cơ thể người mẫu và đây chỉ là một trong số đó. Bạn có thể yêu cầu cô ấy thay đổi một chút trọng tâm cơ thể, vị trí tay, đầu và hướng mắt để tạo vẻ duyên dáng cho bức ảnh.

18. Một tư thế thoải mái với người mẫu đứng thẳng và dựa lưng vào tường. Người mẫu cũng có thể đặt tay dựa vào tường, hoặc chống chân vào tường, dựa vai vào tường, khoanh tay…

19. Kiểu ảnh này chỉ phù hợp với bạn gái nào có dáng chuẩn. Khi chụp, cơ thể bạn gái cần uốn dạng chữ S, hai tay nên để thoải mái, trọng lượng cơ thể đặt trên một chân.

20. Một kiểu tạo dáng dành cho những cô gái mảnh khảnh hoặc có dáng vẻ thể thao một chút. Bạn có thể đề nghị người mẫu thay đổi dáng đứng một chút bằng cách di chuyển cánh tay và xoay cơ thể theo các hướng để tìm tư thế thích hợp và tự nhiên nhất.

21. Kiểu ảnh này sẽ rất lãng mạn và tinh tế. Bạn có thể dùng bất kỳ tấm vải nào, thậm chí một bức rèm hoặc màn để làm đạo cụ. Lưu ý là không nhất thiết toàn bộ phần lưng người mẫu phải để trần, có thể chỉ cần để hở một bờ vai trần cũng rất đẹp và ấn tượng.

Như vậy, bạn đã có một chút “vốn” để bắt đầu chụp ảnh chân dung phụ nữ. Chắc hẳn bạn cũng sẽ chọn được ít nhất là 2 kiểu tạo dáng ưng ý trong các tình huống chụp khác nhau! Hãy nhớ là các gợi ý ở đây chỉ là những ý tưởng ban đầu, bạn có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, đôi khi chỉ là sự linh hoạt trong việc thay đổi tư thế của đầu, tay, chân, vai, trọng tâm cơ thể, hướng mắt nhìn…

Chụp ảnh phụ nữ gồm 90% tâm lý học và kỹ thuật 10% – điều quan trọng là bạn hiểu rằng vấn đề của họ là có thật. Nếu họ cho bạn biết họ ghét hàm răng, mái tóc, làn da, đôi mắt, hay chiều cao của họ, thậm chí ngay cả khi bạn chẳng thấy họ có khiếm khuyết nào, thì bạn vẫn phải nhận thấy được sự lo lắng của họ để giúp họ quên đi điều đó. Hầu hết phụ nữ sẽ không cho bạn biết họ thích điều gì nhất ở bản thân họ, do đó bạn cần giúp họ tự tin hơn để cho bạn biết điều đó.

]]>
https://shopmayanh.vn/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-phu-nu/feed/ 0
Tra cứu pin sạc cho máy ảnh https://shopmayanh.vn/tra-cuu-pin-sac-cho-may-anh/ https://shopmayanh.vn/tra-cuu-pin-sac-cho-may-anh/#respond Wed, 10 Jul 2024 21:13:24 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/tra-cuu-pin-sac-cho-may-anh.htm

Bạn vô ý làm mất pin máy ảnh? Bạn muốn mua thêm một pin dự phòng? Nhưng không biết loại pin máy mình đang dùng là gì? Nắm bắt được nhu cầu của bạn, ShopMayAnh.Vn đưa ra danh sách tra cứu pin sạc máy ảnh nhằm giúp bạn tiết kiệm được thời gian, thuận tiện trong việc tìm kiếm & mua sắm pin sạc cho mình.

Để TÌM KIẾM NHANH tên PIN và SẠC mà bạn đang tìm kiếm (nhấn tổ hợp phím CTRL+F rồi gõ tên máy, Enter tên pin để tìm nhanh pin, sạc)

Để được TƯ VẤN & MUA HÀNG vui lòng liên hệ Hotline: 0904 23 23 30 (Mr Trọng) – 0912 090 777 (Mr Nguyên)

SHOP MÁY ẢNH – HOÀNG TRỌNG CAMERA – HTDIGITAL
Địa chỉ: Số 3A Vọng Đức, Hàng Bài, Hoàn Kiếm HN
Email: shopmayanh.vn@gmail.com | htdigital.vn@gmail.com

DANH SÁCH TRA CỨU PIN SẠC MÁY ẢNH

 

CANON
TÊN SẢN PHẨM
MODEL
PIN
BATTERY
SẠC
CHARGER
Năm SX
DSLR DSLR DSLR DSLR
CANON EOS 10D BP-511A CG-580 2003
CANON EOS 20D BP-511A CG-580 2004
CANON EOS 30D BP-511A CG-580 2006
CANON EOS 40D BP-511A CG-580 2007
CANON EOS 50D BP-511A CG-580 2008
CANON EOS 60D LP-E6 LC-E6E 2010
CANON EOS 70D  LP-E6 LC-E6E 2013
CANON EOS 5D MARK I  BP-511A CG-580 2005
CANON EOS 5D MARK II LP-E6 LC-E6E 2008
CANON EOS 5D MARK III LP-E6 LC-E6E 2012
CANON EOS 6D  LP-E6  LC-E6E 2012
CANON EOS 7D LP-E6 LC-E6E 2009
CANON EOS KISS ( REBEL – 300D ) BP-511A CG-580 2003
CANON EOS KISS N ( REBEL XT – 350D ) NB-2LH CB-2LW 2005
CANON EOS KISS X ( REBEL XTI – 400D ) NB-2LH CB-2LW 2006
CANON EOS KISS F ( REBEL XS – 1000D ) LP-E5 LC-E5E 2008
CANON EOS KISS F ( REBEL XS – 1100D ) LP-E10 LC-E10 2011
CANON EOS KISS X70 ( REBEL T5 – 1200D ) LP-E10 LC-E10 2014
CANON EOS KISS X2 ( REBEL XSI – 450D ) LP-E5 LC-E5E 2008
CANON EOS KISS X3 ( REBEL T1I – 500D ) LP-E5 LC-E5E 2009
CANON EOS KISS X4 ( REBEL T2I – 550D ) LP-E8 LC-E8E 2010
CANON EOS KISS X5 ( REBEL T3I – 600D ) LP-E8 LC-E8E 2011
CANON EOS KISS X6 ( REBEL T4I – 650D ) LP-E8 LC-E8E 2012
CANON EOS KISS X7i ( REBEL T5I – 700D ) LP-E8 LC-E8E 2013
CANON EOS KISS … ( REBEL SL1 – 100D ) LP-E12 LC-E12 2013
MIRORLESS MIRORLESS MIRORLESS MIRORLESS
CANON EOS M LP-E12  LC-E12 2012
COMPACT COMPACT COMPACT COMPACT
CANON G1X Mark II NB-12L CB-2LGE 2014
CANON G1X NB-10L CB-2LCE 2012
CANON G16 NB-10L CB-2LCE 2013
CANON G15 NB-10L CB-2LCE 2012
CANON G12 NB-7L CB-2LZE 2010
CANON G11 NB-7L CB-2LZE 2009
CANON G10 NB-7L CB-2LZE 2008
CANON G9 NB-2L / 2LH CB-2LW 2007
CANON G7 NB-2L / 2LH CB-2LW 2006
CANON G6 BP-511A CG-580 2004
CANON G5 BP-511A CG-580 2003
CANON G3 BP-511A CG-580 2002
CANON G2 BP-511A CG-580 2001
CANON G1  BP-511A  CG-580 2000
CANON SX50 IS NB-10L CB-2LCE 2012
CANON SX40 IS NB-10L CB-2LCE 2011
CANON SX30 IS NB-7L CB-2LZE 2010
CANON SX20 IS AA AA charger 2009
CANON SX10 IS AA AA charger 2008
CANON SX1 IS AA AA charger 2008
CANON SX700 IS NB-6LH CB-2LYE 2014
CANON SX600 IS NB-6LH CB-2LYE 2014
CANON SX510 IS NB-6LH CB-2LYE 2013
CANON SX500 IS NB-6L CB-2LYE 2012
CANON SX280 IS NB-6L CB-2LYE 2013
CANON SX270 IS NB-6L CB-2LYE 2013
CANON SX260 IS NB-6L CB-2LYE 2012
CANON SX240 IS NB-6L CB-2LYE 2012
CANON SX230 IS NB-5L CB-2LXE 2011
CANON SX220 IS NB-5L CB-2LXE 2011
CANON SX210 IS NB-5L CB-2LXE 2010
CANON SX200 IS NB-5L CB-2LXE 2009
CANON SX170 IS NB-6LH CB-2LYE 2013
CANON SX160 IS AA AA charger 2012
CANON SX150 IS AA AA charger 2011
CANON SX130 IS AA AA charger 2010
CANON SX120 IS AA AA charger 2009
CANON SX110 IS AA AA charger 2008
CANON SX100 IS AA AA charger 2007
CANON S5 IS AA AA charger 2007
CANON S3 IS AA AA charger 2006
CANON S2 IS AA AA charger 2005
CANON S1 IS AA AA charger 2004
CANON E1 AA AA charger 2008
CANON D30 NB-6LH CB-2LYE 2014
CANON D20 NB-6L CB-2LYE 2012
CANON D10 NB-6L CB-2LYE 2009
CANON S200 NB-6LH CB-2LXE 2014
CANON S120 NB-6LH CB-2LXE 2013
CANON S110 NB-5L CB-2LXE 2012
CANON S100 NB-5L CB-2LXE 2011
CANON S95 NB-6L CB-2LYE 2010
CANON S90 NB-6L CB-2LYE 2009
CANON S80 NB-2L / 2LH CB-2LW 2005
CANON S70 NB-2L / 2LH CB-2LW 2004
CANON S60 NB-2L / 2LH CB-2LW 2004
CANON S50 NB-2L / 2LH CB-2LW  2003
CANON S45 NB-2L / 2LH CB-2LW  2002
CANON S40 NB-2L / 2LH CB-2LW 2001
CANON S30 NB-2L / 2LH CB-2LW 2001
CANON S20 NB-5H SDM-803 2000
CANON S10 NB-5H SDM-803 1999
CANON PowerShot N100 NB-12L  CB-2LGE 2014
CANON PowerShot N Facebook Ready NB-9L CB-2LBE 2013
CANON PowerShot N NB-9L CB-2LBE 2013
CANON IXUS 155 ( ELPH 150 IS) NB-11L CB-2LFE 2014
CANON IXUS 150 ( ELPH 140 IS) NB-11L CB-2LFE 2014
CANON IXUS 145 ( ELPH 135 IS) NB-11L CB-2LFE 2014
CANON IXUS 265 HS( ELPH 340 HS) NB-11L CB-2LFE 2014
CANON IXUS 255 HS( ELPH 330 HS) NB-4L CB-2LVE 2013
CANON IXUS 140( ELPH 130 ) NB-11L CB-2LFE 2013
CANON IXUS 132 HS( ELPH 115 IS) NB-11L CB-2LFE 2013
CANON IXUS 135 HS NB-11L CB-2LFE 2013
CANON IXUS 500( ELPH 520 HS ) NB-9L CB-2LBE 2012
CANON IXY 50S( IXUS 1000 HS – SD4500 IS ) NB-9L CB-2LBE 2010
CANON IXY 30S( IXUS 300 HS – SD4000 IS ) NB-6L CB-2LYE 2010
CANON IXY 31S( IXUS 310 HS – ELPH 500 HS ) NB-6L CB-2LYE
CANON IXY 10S( IXUS 210 IS – SD3500 IS ) NB-6L CB-2LYE 2010
CANON IXY 200F( IXUS 105 IS – SD1300 IS ) NB-6L CB-2LYE 2010
CANON IXY 400F( IXUS 130 IS – SD1400 IS ) NB-4L CB-2LVE 2010
CANON IXY 220 IS( IXUS 120 IS – SD940 IS ) NB-4L CB-2LVE 2009
CANON IXY 930 IS( IXUS 200 IS – SD980 IS ) NB-6L CB-2LYE 2009
CANON IXY 510 IS( IXUS 110 IS – SD960 IS ) NB-4L CB-2LVE 2009
CANON IXY 210 IS( IXUS 100 IS – SD780 IS ) NB-4L CB-2LVE 2009
CANON IXY 110 IS( IXUS 95 IS – SD1200 IS ) NB-6L CB-2LYE 2009
CANON IXY 920 IS( IXUS 870 IS – SD880 IS ) NB-5L CB-2LXE 2008
CANON IXY 910 IS( IXUS 860 IS – SD870 IS ) NB-5L CB-2LXE 2007
CANON IXY 900 IS( IXUS 850 IS – SD800 IS ) NB-5L CB-2LXE 2006
CANON IXY 830 IS( IXUS 990 IS – SD970 IS ) NB-5L CB-2LXE 2009
CANON IXY 820 IS( IXUS 970 IS – SD890 IS ) NB-5L CB-2LXE 2008
CANON IXY 810 IS( IXUS 950 IS – SD850 IS ) NB-5L CB-2LXE 2007
CANON IXY 800 IS( IXUS 800 IS – SD700 IS ) NB-5L CB-2LXE 2006
CANON IXY 700( IXUS 750 – SD550 ) NB-3L CB-2LUE 2005
CANON IXY 600( IXUS 700 – SD500 ) NB-3L CB-2LUE 2005
CANON IXY 400( IXUS 400 – SD400 ) NB-4L CB-2LVE 2005
CANON IXY 410F( IXUS 220 – ELPH 300 HS) NB-4L CB-2LVE
CANON IXY 420( IXUS 240 – ELPH 320 HS ) NB-11L CB-2LFE
CANON IXY 430( IXUS 245 ) NB-11L CB-2LFE
CANON IXY 25 IS( IXUS 85 IS – SD770 IS ) NB-6L CB-2LYE 2008
CANON IXY 20 IS( IXUS 80 IS – SD1100 IS ) NB-4L CB-2LVE 2008
CANON IXY 10 IS( IXUS 70 IS – SD1000 IS ) NB-4L CB-2LVE 2007
CANON IXY 95 IS( IXUS 90 IS – SD790 IS ) NB-5L CB-2LXE 2008
CANON IXY 90 IS( IXUS 75 – SD750 ) NB-4L CB-2LVE 2007
CANON IXY 80 IS( IXUS 65 – SD630 ) NB-4L CB-2LVE 2006
CANON IXY 70 IS( IXUS 60 – SD600 ) NB-4L CB-2LVE 2006
CANON IXY 60( IXUS 55 – SD450 ) NB-4L CB-2LVE 2005
CANON IXY 55( IXUS 50 – SD400 ) NB-4L CB-2LVE 2005
CANON IXY 50( IXUS 40 – SD300 ) NB-4L CB-2LVE 2004
CANON IXY 40( IXUS 30 – SD200 ) NB-4L CB-2LVE 2004
CANON IXY 30a ( IXUS IIs – SD110 ) NB-3L CB-2LUE 2004
CANON IXY 3000 IS( IXUS 980 IS – SD990 IS ) NB-5L CB-2LXE 2008
CANON IXY 2000 IS( IXUS 960 IS – SD950 IS ) NB-5L CB-2LXE 2007
CANON IXY 1000( IXUS 900 Ti – SD900 ) NB-5L CB-2LXE 2006
CANON IXY L3( IXUS izoom – SD30 ) NB-4L CB-2LVE 2005
CANON IXY L4( IXUS I7 zoom – SD40 ) NB-4L CB-2LVE 2006
CANON IXY Wireless( IXUS wireless – SD430 ) NB-4L CB-2LVE 2005
CANON A2500 NB-11L CB-2LFE 2013
CANON A1400  AA   AA charger 2013
CANON A3500 IS  NB-11L  CB-2LFE 2013
CANON A810 AA  AA charger 2012
CANON A1300  AA   AA charger 2012
CANON A2300 NB-11L CB-2LFE 2012
CANON A2400 IS NB-11L CB-2LFE 2012
CANON A3400 IS NB-11L  CB-2LFE 2012
CANON A4000 IS  NB-11L CB-2LFE 2012
CANON A2200 NB-8L  CB-2LAE 2011
CANON A1200  AA AA Charger 2011
CANON A3300 IS  NB-8L  CB-2LAE 2011
CANON A3200 IS  NB-8L  CB-2LAE 2011
CANON A800  AA AA Charger 2011
CANON A3100 IS NB-8L CB-2LAE 2010
CANON A3000 IS NB-8L CB-2LAE 2010
CANON A2100 IS AA AA charger 2009
CANON A2000 IS AA AA charger 2008
CANON A1100 IS AA AA charger 2009
CANON A1000 IS AA AA charger 2008
CANON A495 AA AA charger 2010
CANON A490 AA AA charger 2010
CANON A480 AA AA charger 2009
CANON A470 AA AA charger 2008
CANON A450 AA AA charger 2007
CANON A590 IS AA AA charger 2008
CANON A580 AA AA charger 2008
CANON A570 IS AA AA charger 2007
CANON A720 IS AA AA charger 2007
CANON A710 IS AA AA charger 2006
CANON A700 AA AA charger 2006
CANON A460 AA AA charger 2007
CANON A430 AA AA charger 2006
CANON A420 AA AA charger 2006
CANON A410 AA AA charger 2005
CANON A400 AA AA charger 2004
CANON A310 AA AA charger 2004
CANON A300 AA AA charger 2003
CANON A200 AA AA charger  2002
CANON A560 AA AA charger 2007
CANON A550 AA AA charger 2007
CANON A540 AA AA charger 2006
CANON A530 AA AA charger 2006
CANON A520 AA / NB-5H AA / SDM-803 2005
CANON A510 AA AA charger 2005
CANON TX1 NB-4L CB-2LVE 2007
CANON A650 IS AA AA charger 2007
CANON A640 AA AA charger 2006
CANON A630 AA AA charger 2006
CANON A620 AA AA charger 2005
CANON A610 AA AA charger 2005
CANON PRO1 BP-511A CG-580 2004
CANON A100 AA AA charger 2002
CANON A95 AA AA charger 2004
CANON A90 AA AA charger
CANON A85 AA AA charger 2004
CANON A80 AA AA charger 2003
CANON A75 AA AA charger 2004
CANON A70 AA AA charger 2003
CANON A60 AA AA charger 2003
CANON A50 AA / NB-5H AA / SDM-803 1999
CANON A40 AA AA charger 2002
CANON A30 AA AA charger  2002
CANON A20 AA AA charger 2001
CANON A10 AA AA charger 2001
CANON A5 Zoom NB-5H SDM-803 1999
CANON A5 NB-5H SDM-803 1998
CANON SD40 NB-4L CB-2LVE 2006
CANON SD20 NB-3L CB-2LUE 2004
CANON SD10 NB-3L CB-2LUE 2003
CANON S500 NB-1L / 1LH CB-2LSE 2004
CANON S410 NB-1L / 1LH CB-2LSE 2004
CANON S400 NB-1L / 1LH CB-2LSE 2003
CANON S330 NB-1L / 1LH CB-2LSE  2002
CANON S300 NB-1L / 1LH CB-2LSE 2001
CANON S230 NB-1L / 1LH CB-2LSE 2002
CANON S200 NB-1L / 1LH CB-2LSE 2002
CANON S110 NB-1L / 1LH CB-2LSE 2001
CANON S100 NB-1L / 1LH CB-2LSE 2000
NIKON
TÊN SẢN PHẨM
MODEL
PIN
BATTERY
SẠC
CHARGER
Năm SX
DSLR DSLR DSLR DSLR
NIKON D7000 EN-EL15 MH-25 2010
NIKON D7100 EN-EL15 MH-25 2013
NIKON DF EN-EL14 / a MH-24 2013
NIKON D3100 EN-EL14 MH-24 2010
NIKON D3200 EN-EL14 MH-24 2012
NIKON D3300 EN-EL14a MH-24 2014
NIKON D5000 EN-EL9a MH-23 2009
NIKON D5100 EN-EL14 MH-24 2011
NIKON D5200 EN-EL14 MH-24 2012
NIKON D5300 EN-EL14a MH-24 2013
NIKON D4s EN-EL18a MH-26a 2014
NIKON D4 EN-EL18 MH-26 2012
NIKON D3S EN-EL4a MH-21 2009
NIKON D300S EN-EL3e MH-18a 2009
NIKON D3000 EN-EL9a MH-23 2009
NIKON D5000 EN-EL9a MH-23 2009
NIKON D3X EN-EL4a MH-21 2008
NIKON D90 EN-EL3e MH-18a 2008
NIKON D800E EN-EL15 MH-25 2012
NIKON D800 EN-EL15 MH-25 2012
NIKON D700 EN-EL3e MH-18 2008
NIKON D600 EN-EL15 MH-25 2012
NIKON D610 EN-EL15 MH-25 2013
NIKON D60 EN-EL9 MH-23 2008
NIKON D300 EN-EL3e MH-18a 2007
NIKON D3 EN-EL4a MH-21 2007
NIKON D40X EN-EL9 MH-23 2007
NIKON D40 EN-EL9 MH-23 2006
NIKON D80 EN-EL3e MH-18a 2006
NIKON D90 EN-EL3e MH-18a 2008
NIKON D2Xs EN-EL4a MH-21 2006
NIKON D200 EN-EL3e MH-18a 2005
NIKON D70S EN-EL3a MH-18a 2005
NIKON D50 EN-EL3a MH-18a 2005
NIKON D2Hs EN-EL4 MH-21 2005
NIKON D2X EN-EL4 MH-21 2004
NIKON D70 EN-EL3a MH-18a  2003
NIKON D2H EN-EL4 MH-21  2002
NIKON D100 EN-EL3a MH-18a 2002
NIKON D1X EN-4 MH-21 2001
NIKON D1H EN-4 MH-21 2001
NIKON D1 EN-4 MH-21 1999
MIRRORLESS MIRRORLESS MIRRORLESS MIRRORLESS
NIKON 1 S2 EN-EL22 MH-29 2014
NIKON 1 S1 EN-EL20 MH-27 2013
NIKON 1 J1 EN-EL20 MH-27 2011
NIKON 1 J2 EN-EL20 MH-27 2012
NIKON 1 J3 EN-EL20 MH-27 2013
NIKON 1 J4 EN-EL22 MH-29 2014
NIKON 1 V1 EN-EL15 MH-25 2011
NIKON 1 V2 EN-EL21 MH-28 2012
NIKON 1 V3 EN-EL20a MH-29 2014
NIKON 1 AW1 EN-EL20 MH-27 2013
COMPACT COMPACT COMPACT COMPACT
NIKON AW100 EN-EL12 MH-65 2011
NIKON AW110 EN-EL12 MH-65 2013
NIKON AW120 EN-EL12 MH-65 2014
NIKON S30 AA AA charger 2012
NIKON S32 EN-EL19 MH-66 2014
NIKON S9700 EN-EL12 MH-65 2014
NIKON S6800 EN-EL19 MH-66 2014
NIKON S5300  EN-EL19  MH-66  2014
NIKON S3600  EN-EL19  MH-66 2014
NIKON A  EN-EL20  MH-27 2013
NIKON S8100 EN-EL12 MH-65 2010
NIKON S8200 EN-EL12 MH-65 2011
NIKON S9100 EN-EL12 MH-65 2011
NIKON S9300 EN-EL12 MH-65 2012
NIKON S9400 EN-EL12 MH-65
NIKON S9500 EN-EL12 MH-65 2013
NIKON S100 EN-EL12 MH-65 2011
NIKON S80  EN-EL10  MH-63 2010
NIKON S810C EN-EL23 MH-67 2014
NIKON S800C EN-EL12 MH-65 2012
NIKON S1100pj EN-EL12 MH-65 2010
NIKON S5100  EN-EL10 MH-63 2010
NIKON S5200 EN-EL19 MH-66 2013
NIKON S4300 EN-EL19 MH-66 2012
NIKON S4000 EN-EL10 MH-63 2010
NIKON S4100 EN-EL19 MH-66 2011
NIKON S3100 EN-EL19 MH-66 2011
NIKON S3000 EN-EL10 MH-63 2010
NIKON S3300  EN-EL19 MH-66 2012
NIKON S3500 EN-EL19 MH-66 2013
NIKON S8000 EN-EL12 MH-65 2010
NIKON S6100 EN-EL12 MH-65 2011
NIKON S6200 EN-EL12 MH-65 2011
NIKON S6300 EN-EL12 MH-65 2012
NIKON S6400 EN-EL19 MH-66 2012
NIKON S6500 EN-EL19 MH-66 2013
NIKON S6000 EN-EL12 MH-65 2010
NIKON S1200pj EN-EL12 MH-65 2011
NIKON S1000pj EN-EL12 MH-65 2009
NIKON S70 EN-EL12 MH-65 2009
NIKON S640 EN-EL12 MH-65 2009
NIKON S570 EN-EL10 MH-63 2009
NIKON S230 EN-EL10 MH-63 2009
NIKON S220 EN-EL10 MH-63 2009
NIKON S620 EN-EL12 MH-65 2009
NIKON S630 EN-EL12 MH-65 2009
NIKON S610 EN-EL12 MH-65 2008
NIKON S60 EN-EL10 MH-63 2008
NIKON S560 EN-EL11 MH-64 2008
NIKON S710 EN-EL12 MH-65 2008
NIKON S610c EN-EL12 MH-65 2008
NIKON S52  EN-EL8  MH-62 2008
NIKON S52c   EN-EL8 MH-62 2008
NIKON S550 EN-EL11 MH-64 2008
NIKON S600 EN-EL10 MH-63 2008
NIKON S520 EN-EL10 MH-63 2008
NIKON S210 EN-EL10 MH-63 2008
NIKON S510 EN-EL10 MH-63 2007
NIKON S200 EN-EL10 MH-63 2007
NIKON S500 EN-EL10 MH-63 2007
NIKON S50  EN-EL8  MH-62 2007
NIKON S700 EN-EL10 MH-63 2007
NIKON S31 EN-EL12 MH-65 2013
NIKON S51   EN-EL8 MH-62 2007
NIKON S51c  EN-EL8 MH-62 2007
NIKON S50c  EN-EL8 MH-62 2007
NIKON S10  EN-EL5  MH-61 2006
NIKON S9  EN-EL8 MH-62 2006
NIKON S7c   EN-EL8 MH-62 2006
NIKON S6   EN-EL8 MH-62 2006
NIKON S5   EN-EL8 MH-62 2006
NIKON S4  AA AA charger 2005
NIKON S3   EN-EL8 MH-62 2005
NIKON S2   EN-EL8 MH-62 2005
NIKON S01 EN-EL11 MH-64 2012
NIKON S02  EN-EL11  MH-64 2013
NIKON S1  EN-EL8 MH-62 2005
NIKON L610 AA AA charger 2012
NIKON L810 AA AA charger 2012
NIKON L820 AA AA charger 2013
NIKON L830 AA AA charger 2014
NIKON L320 AA AA charger 2013
NIKON L26 AA AA charger 2012
NIKON L28 AA AA charger 2013
NIKON L20 AA AA charger 2009
NIKON L19 AA AA charger 2009
NIKON L120 AA AA charger 2011
NIKON L110 AA AA charger 2010
NIKON L24 AA AA charger 2011
NIKON L22 AA AA charger 2010
NIKON L21 AA AA charger 2010
NIKON L100 AA AA charger 2009
NIKON L16 AA AA charger 2008
NIKON L18 AA AA charger 2008
NIKON L15 AA AA charger 2007
NIKON L14 AA AA charger 2007
NIKON L12 AA AA charger 2007
NIKON L11 AA AA charger 2007
NIKON L10 AA AA charger 2007
NIKON L6 AA AA charger 2006
NIKON L5 AA AA charger 2006
NIKON L4 AA AA charger 2006
NIKON L1 AA AA charger 2005
NIKON L3 AA AA charger 2006
NIKON L2 AA AA charger 2006
NIKON P2   EN-EL8 MH-62 2005
NIKON P1   EN-EL8 MH-62 2005
NIKON P60  AA  AA charger 2008
NIKON P50  AA  AA charger 2007
NIKON P3 EN-EL5  MH-61 2006
NIKON P4  EN-EL5   MH-61 2006
NIKON P6000  EN-EL5   MH-61 2008
NIKON P100  EN-EL5  MH-61 2010
NIKON P90  EN-EL5 MH-61 2009
NIKON P80  EN-EL5  MH-61 2008
NIKON P7000  EN-EL14 MH-24 2010
NIKON P7100 EN-EL14 MH-24 2011
NIKON P7700 EN-EL14 MH-24 2012
NIKON P7800 EN-EL14 MH-24 2013
NIKON P340 EN-EL12 MH-65 2014
NIKON P330  EN-EL12 MH-65  2013
NIKON P310  EN-EL12 MH-65 2012
NIKON P300 EN-EL12 MH-65 2011
NIKON P500 EN-EL5 MH-61 2011
NIKON P510  EN-EL5 MH-61 2012
NIKON P520  EN-EL5  MH-61  2013
NIKON P530 EN-EL5 MH-61 2014
NIKON P600 EN-EL5  MH-61 2014
NIKON P5100  EN-EL5  MH-61 2007
NIKON P5000   EN-EL5   MH-61 2007
NIKON 4600  AA AA charger 2005
NIKON 5600  AA  AA charger 2005
NIKON 7900   EN-EL5   MH-61 2005
NIKON 7600  AA AA charger 2005
NIKON 5900   EN-EL5   MH-61 2005
NIKON 8800  EN-EL7  MH-56 2004
NIKON 4800   EN-EL1 MH-53 2004
NIKON 8400  EN-EL7  MH-56 2004
NIKON 4100  AA  AA charger 2004
NIKON 5200   EN-EL5  MH-61 2004
NIKON 4200   EN-EL5   MH-61 2004
NIKON 8700  EN-EL1 MH-53 2004
NIKON 2200 AA AA charger 2004
NIKON 3200 AA AA charger 2004
NIKON 3700   EN-EL5   MH-61 2003
NIKON 5400   EN-EL1 MH-53 2003
NIKON 3100  AA AA charger 2003
NIKON SQ  EN-EL2  MH-60 2003
NIKON 2100  AA  AA charger 2003
NIKON 3500  EN-EL2 MH-60 2002
NIKON 4300  EN-EL1 MH-53 2002
NIKON 2000  AA AA charger 2002
NIKON 4500   EN-EL1 MH-53 2002
NIKON 5700  EN-EL1 MH-53 2002
NIKON 2500   EN-EL2 MH-60 2002
NIKON 5000  EN-EL1  MH-53 2001
NIKON 885 2CR5 2CR5 charger 2001
NIKON 995   EN-EL1 MH-53 2001
NIKON 775   EN-EL1 MH-53 2001
NIKON 880  2CR5 2CR5 charger 2000
NIKON 990  AA  AA charger 2000
NIKON 800 AA AA charger  1999
NIKON 950  AA AA charger  1999
NIKON 700  AA AA charger 1999
NIKON 900s  AA AA charger  1998
NIKON 900 AA  AA charger  1998
NIKON 600 AA AA charger  1998
NIKON 100  AA AA charger 1997
NIKON 300 AA AA charger 1997
SONY
TÊN SẢN PHẨM
MODEL
PIN
BATTERY
SẠC
CHARGER
Năm SX
DSLR DSLR DSLR DSLR
Sony SLT-A77 II  NP-FM500H BC-VM10 2014
Sony SLT-A58  NP-FM500H BC-VM10 2013
Sony SLT-A99  NP-FM500H BC-VM10 2012
Sony SLT-A37 NP-FW50 BC-VW1 2012
Sony SLT-A57  NP-FM500H BC-VM10 2012
Sony SLT-A77  NP-FM500H BC-VM10 2011
Sony SLT-A65  NP-FM500H BC-VM10 2011
Sony SLT-A35  NP-FW50 BC-VW1 2011
Sony SLT-A55 NP-FW50 BC-VW1 2010
Sony SLT-A33 NP-FW50 BC-VW1 2010
Sony Alpha DSLR-A580 NP-FM500H BC-VM10 2010
Sony Alpha DSLR-A560 NP-FM500H BC-VM10 2010
Sony Alpha DSLR-A390 NP-FH50 BC-TRP 2010
Sony Alpha DSLR-A290 NP-FH50 BC-TRP 2010
Sony Alpha DSLR-A450 NP-FM500H BC-VM10 2010
Sony Alpha DSLR-A850 NP-FM500H BC-VM10 2009
Sony Alpha DSLR-A500 NP-FM500H BC-VM10 2009
Sony Alpha DSLR-A550  NP-FM500H BC-VM10 2009
Sony Alpha DSLR-A380 NP-FH50 BC-TRP 2009
Sony Alpha DSLR-A330 NP-FH50 BC-TRP 2009
Sony Alpha DSLR-A230 NP-FH50 BC-TRP 2009
Sony Alpha DSLR-A900 NP-FM500H BC-VM10 2008
Sony Alpha DSLR-A350 NP-FM500H BC-VM10 2008
Sony Alpha DSLR-A300 NP-FM500H BC-VM10 2008
Sony Alpha DSLR-A200 NP-FM500H BC-VM10 2008
Sony Alpha DSLR-A700 NP-FM500H BC-VM10 2007
Sony Alpha DSLR-A100 NP-FM55H BC-VM10 2006
MIRRORLESS MIRRORLESS MIRRORLESS MIRRORLESS
Sony Alpha 7S NP-FW50 BC-VW1 2014
Sony Alpha A6000 NP-FW50 BC-VW1 2014
Sony Alpha A5000 NP-FW50 BC-VW1 2014
Sony Alpha 7R NP-FW50 BC-VW1 2013
Sony Alpha 7 NP-FW50 BC-VW1 2013
Sony Alpha A3000 NP-FW50 BC-VW1 2013
Sony Alpha NEX-5T NP-FW50  BC-VW1 2013
Sony Alpha NEX-3N NP-FW50  BC-VW1 2013
Sony Alpha NEX-6 NP-FW50 BC-VW1 2012
Sony Alpha NEX-F3 NP-FW50 BC-VW1 2012
Sony Alpha NEX-5N NP-FW50 BC-VW1 2011
Sony Alpha NEX-7 NP-FW50 BC-VW1 2011
Sony Alpha NEX-C3 NP-FW50 BC-VW1 2011
Sony Alpha NEX-5 NP-FW50 BC-VW1 2010
Sony Alpha NEX-3 NP-FW50 BC-VW1 2010
Sony Alpha A3500 NP-FW50 BC-VW1
COMPACT COMPACT COMPACT COMPACT
Sony Cyber-Shot DSC-RX100 III NP-BX1 2014
Sony Cyber-Shot DSC-W800 NP-BN 2014
Sony Cyber-Shot DSC-WX350 NP-BX1 2014
Sony Cyber-Shot DSC-H400 2014
Sony Cyber-Shot DSC-H300 2014
Sony Cyber-Shot DSC-HX400V NP-BX1 2014
Sony Cyber-Shot DSC-W830 NP-BN 2014
Sony Cyber-Shot DSC-W810 NP-BN 2014
Sony Cyber-Shot DSC-RX10 NP-FW50 2013
Sony Cyber-Shot DSC-QX10 NP-BN/NP-BN1 2013
Sony Cyber-Shot DSC-QX100 NP-BN/NP-BN1 2013
Sony Cyber-Shot DSC-RX1R NP-BX1 2013
Sony Cyber-Shot DSC-RX100 II NP-BX1 2013
Sony Cyber-Shot DSC-HX50V NP-BX1 2013
 Sony Cyber-Shot DSC-HX300 2013
Sony Cyber-Shot DSC-WX300 NP-BX1 2013
Sony Cyber-Shot DSC-TX30 2013
Sony Cyber-Shot DSC-WX80 NP-BN 2013
Sony Cyber-Shot DSC-TF1 NP-BN 2013
Sony Cyber-Shot DSC-H200 AA AA charger 2013
Sony Cyber-Shot DSC-W730 NP-BN 2013
Sony Cyber-Shot DSC-W710 NP-BN 2013
Sony Cyber-Shot DSC-RX1 NP-BX1 2012
Sony Cyber-Shot DSC-RX100 NP-BX1 2012
Sony Cyber-Shot DSC-H90 NP-BG1 2012
Sony Cyber-Shot DSC-HX200V NP-FH50 2012
Sony Cyber-Shot DSC-HX30V NP-BG1 2012
Sony Cyber-Shot DSC-HX20V NP-BG1 2012
Sony Cyber-Shot DSC-HX10V NP-BG1 2012
Sony Cyber-Shot DSC-WX150 NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-W690 NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-TX66 NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-TX20 NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-TX200V NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-WX50 NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-WX70 NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-W610 NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-W620 NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-W650 NP-BN 2012
Sony Cyber-Shot DSC-WX30 NP-BN1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-TX55 NP-BN 2011
Sony Cyber-Shot DSC-W550 NP-BN1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-HX9V NP-BG1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-HX100V NP-FH50 2011
Sony Cyber-Shot DSC-TX100V NP-BN1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-TX10 NP-BN1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-HX7V NP-BG1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-WX10 NP-BG1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-WX9 NP-BN1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-W510 NP-BN1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-W530 NP-BN1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-W560 NP-BN1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-W570 NP-BN1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-T110 NP-BG1 2011
Sony Cyber-Shot DSC-H70 NP-BG1 2011

Trong trường hợp nếu không có model trong danh sách trên, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chúc bạn một ngày vui vẻ!

]]>
https://shopmayanh.vn/tra-cuu-pin-sac-cho-may-anh/feed/ 0
Lợi ích khi sử dụng Lens Hood https://shopmayanh.vn/loi-ich-khi-su-dung-lens-hood/ https://shopmayanh.vn/loi-ich-khi-su-dung-lens-hood/#respond Wed, 10 Jul 2024 21:13:12 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/loi-ich-khi-su-dung-lens-hood.htm

Việc sử dụng lens hood không đơn giản là chống loá, chống bụi, chống va đập. Mục đích chính của một Lens Hood là để giữ cho tia ánh sáng (không mong muốn) không đi lạc vào ống kính gây ra tật cho bức ảnh.

Bạn không bắt buộc phải sử dụng loa che nắng (lens hood). Nhưng có một số lý do khiến bạn nên dùng nó. Vậy loa che nắng có công dụng gì?

Công dụng trước tiên của loa che nắng là ngăn không cho ánh sáng từ 2 bên chiếu vào những thấu kính ngoài cùng. Nếu không ngăn ánh sáng từ những nguồn này, ảnh sẽ bị vết mờ (flare) và giảm độ tương phản (contrast). Khi sử dụng loa che nắng, ảnh sẽ cho màu sắc thực hơn (richer color) và có độ sâu hơn (deeper saturation).

Một tác dụng thứ 2 của loa che nắng là bảo vệ ống kính, ngăn ngừa các vết tay và tránh va đập có thể gây vỡ ống kính. Với loa che nắng được gắn vào, những va chạm trên thấu kính từ phía trước sẽ được hạn chế, và lực tác động cũng được giảm bớt. Tuy nhiên, đối với các ống kính góc siêu rộng, loa che nắng thường ngắn và tác dụng bảo vệ cũng thấp hơn.

Đối với các ống kính tiêu cự dài, loa che nắng còn có tác dụng ngăn mưa và bụi không bám vào các thấu kính phía trước, giữ cho thấu kính sạch và khô. Tuy nhiên, nếu ống kính không có thiết kế kín (weather sealed) thì không nên để ống kính bị ướt.

Loa che nắng đắt tiền và không tiện lợi lắm. Đúng vậy, nhưng ống kính còn đắt tiền hơn. Điều này cũng giống như bạn chọn D-SLR bởi vì bạn muốn có tấm hình chất lượng cao chứ không phải vấn đề tiện lợi và rẻ tiền.  Mẹo nhỏ khi sử dụng loa che nắng: Nếu loa che nắng quá chặt, khó xoay, bạn có thể dùng chất dầu trên trán, hay mũi của mình bôi lên các rãnh. Loa che nắng sẽ xoay êm hơn.

Ống kính Canon L thường có loa che nắng đi kèm. Loa che nắng cho các ống kính khác của Canon thường được bán với giá rẻ và có thể tìm thấy ở nhiều nơi.

Hãy tập thói quen sử dụng loa che nắng.

Sưu tầm

]]>
https://shopmayanh.vn/loi-ich-khi-su-dung-lens-hood/feed/ 0
21 tư thế tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em https://shopmayanh.vn/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-tre-em/ https://shopmayanh.vn/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-tre-em/#respond Wed, 10 Jul 2024 21:13:04 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-tre-em.htm

Chụp trẻ em không phải dễ bởi trẻ em thường nghịch ngợm và hiếu động, đôi khi còn không chịu chụp ảnh, nhưng nếu chụp được thì ảnh rất dễ đẹp vì những nét đáng yêu, ngây thơ của trẻ em luôn mang lại cảm xúc tốt cho bức ảnh của bạn. Vậy làm thế nào để có những bức ảnh chụp trẻ em đẹp?

Chúng tôi giới thiệu với bạn 21 tư thế tạo dáng (pose) mà bạn có thể chủ động sắp xếp để có những bức ảnh trẻ em đẹp, do tác giả Kaspars Grinvalds cung cấp trên trang http://www.posingapp.com (đây cũng là một ứng dụng di động đang được bán trên Apple Store) và được giới thiệu bởi Digital-Photography School.

Lưu ý, chụp ảnh trẻ em đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và phải luôn thích ứng với các hành vi tự nhiên của chúng. Bạn khó mà có thể bắt chúng phải nghe theo bạn để đứng trong khuôn hình như ý bạn muốn, cho nên một số tư thế pose ảnh ở đây có thể không thực hiện được. Tuy nhiên bạn vẫn nên sử dụng các tư thế này để tham khảo cho những ý tưởng khi giơ máy lên chụp ảnh.

1. Khi chụp ảnh trẻ em, hãy nhớ chụp ngang tầm mắt của chúng và cố gắng để chúng được tự nhiên, bắt lấy những khoảnh khắc cảm xúc và hành vi tự nhiên của chúng. Đây là một trong những tư thế dễ chụp nhất của ảnh trẻ em:

2. Một tư thế dễ thương của trẻ em: hãy để đối tượng của bạn nằm trên đất (trên một bãi cỏ hoặc bãi biển chẳng hạn), và chụp từ một góc rất thấp.

3. Một biến thể khác nếu đối tượng chụp của bạn nằm trên mặt đất:

4. Một kiểu tạo dáng dễ thương khác để chụp ảnh em bé. Đặt em bé lên một chiếc giường và trùm lên một tấm chăn để bé hé đầu ra (bạn có thể giả vờ chơi trò trốn tìm với bé, và tìm cách chộp khoảnh khắc bé hé đầu ra). Để có kết quả tốt nhất, hãy đảm bảo màu sắc của chăn cũng như ga trải giường phối màu tốt với nhau. Dùng toàn màu trắng cũng rất đẹp.

5. Để trẻ em thoải mái hơn, hãy thử để cho bé được ôm hoặc chơi với chú gấu nhồi bông yêu thích của bé, hoặc bất kỳ đồ chơi nào khác mà bé chọn.

6. Hãy thử chụp ảnh trẻ em trong môi trường hàng ngày của chúng, ví dụ như đang chơi trò chơi ưa thích, đang làm bài tập ở nhà, đang chơi đàn, chơi cờ… hoặc như trong ví dụ này, bé đang vẽ tranh với màu nước. Giữ cho chúng bận rộn trong một khung cảnh quen thuộc là một cách tốt để có được sự hợp tác và bạn sẽ chụp được bức ảnh mà bạn muốn.

7. Một ý tưởng hay khác là hãy khiến đứa trẻ bận rộn với một việc gì đó và bé sẽ thậm chí không nhận ra bạn định chụp ảnh bé. Bé đang chăm chú đọc một cuốn sách yêu thích chỉ là một trong những ví dụ để bạn “tạo dáng” cho ảnh mà bé không biết.

8. Hãy chú ý và không bỏ lỡ khoảnh khắc bé đang cười lớn hoặc hét to. Những tình huống như vậy luôn luôn tạo ra những bức ảnh thể hiện được tình cảm và cảm xúc của nhân vật và do đó rất đáng xem. Nhưng, đừng cố tạo ra những nụ cười không tự nhiên, tránh tạo những cảm xúc giả với bất kỳ giá nào.

9. Sử dụng một số các loại thức ăn ngon làm đạo cụ. Bạn có thể chụp được những khoảnh khắc thú vị khi chụp ảnh trẻ em đang ăn một số bánh kẹo, kem, trái cây…

10. Bong bóng xà phòng chỉ đơn giản là một phụ kiện phải có đối với nhiếp ảnh trẻ em. Trước hết, trẻ em đều rất yêu thích và thực sự hạnh phúc khi thổi bong bóng. Thứ hai, bạn có thể làm việc một cách sáng tạo và tìm ra các thiết lập ánh sáng chính xác để có được những bong bóng sáng lung linh như một điểm nhấn trong các bức ảnh của bạn.

11. Khi chụp ảnh ngoài trời, bạn có thể tổ chức một trò chơi trốn tìm để con bạn chơi, chẳng hạn để bé trốn đằng sau một gốc cây lớn và bảo bé nhìn trộm ra (có thể phối hợp với người lớn khác). Thời điểm bé ló đầu ra sẽ rất thú vị để chộp một bức ảnh.

12. Trò chơi với cát cũng là một bối cảnh hay để chụp ảnh trẻ em. Các bé có thể chơi mê mải trong khi bạn chỉ cần quan sát và chụp ảnh mà không làm ảnh hưởng đến bé.

13. Hãy thử một số bức ảnh hành động. Cho bé một quả bóng để chơi. Sau đó, thử chụp bé từ một góc thấp dưới đất, trong đó quả bóng là yếu tố chính nằm ở tiền cảnh của bức ảnh.

14. Khi chụp ảnh trẻ em và gia đình, đừng quên những con thú nuôi trong nhà. Hãy đưa chúng vào bức ảnh của bạn và bạn sẽ thấy niềm vui và những cảm xúc được tạo ra trong đó.

15. Sân chơi của trẻ em một nơi rất tốt cho một số bức ảnh ngoài trời. Bạn có thể tìm thấy những khoảnh khắc tuyệt vời cho những bức ảnh chụp hành động.

16. Nếu một cậu bé hoặc một cô bé thành thạo một số môn thể thao (bóng rổ, bóng đá, quần vợt…), bạn có thể có một chân dung đặc biệt của bé với các đạo cụ tương ứng.

17. Chụp ảnh người mẹ với em bé cũng rất dễ thương. Người mẹ nằm trên mặt đất với một đứa trẻ trên ngực. Ngoài ra, nếu đứa trẻ vẫn là một trẻ mới biết đi, người mẹ có thể giữ bé bằng cả hai tay trên ngực mình. Bạn cũng có thể thay thế người mẹ bằng người bố, hoặc thậm chí cả bố mẹ và các bé đang âu yếm hoặc trêu đùa nhau.

18. Một kiểu ảnh rất đơn giản và tự nhiên khác: người mẹ (hoặc ai đó) bế bé nâng lên một bên và nhìn bé, nựng bé. Hãy thử các vị trí đầu khác nhau.

19. Một bức ảnh ngập tràn cảm xúc: chỉ cần đề nghị bé ôm lấy mẹ. Hãy tìm cách nắm bắt được cảm xúc tự nhiên của hai mẹ con cho một bức ảnh vô giá.

20. Một bức ảnh hấp dẫn, vui vẻ và dễ chụp, nhưng cũng không kém phần độc đáo: hãy đề nghị người mẹ nằm trên sàn, sau đó đứa trẻ ngồi trên và bám vào lưng mẹ.

21. Kiểu tạo dáng này cũng rất đẹp cho một bức chân dung gia đình. Có thể được bố trí trong nhà trên một chiếc giường, hoặc ngoài trời trên nền đất. Có thể kết hợp số lượng khác nhau với các đối tượng chụp, người lớn hoặc trẻ em.

Và một lưu ý cuối cùng, điều đầu tiên và quan trọng nhất phải nhớ khi chụp ảnh trẻ em là các bé thường di chuyển rất nhanh, không chỉ là chuyển động vật lý trong không gian, mà còn là cử chỉ của đầu, hướng mắt và các biểu cảm trên khuôn mặt – mọi thứ đều thay đổi liên tục và ngay lập tức! Điều đó có nghĩa là bạn phải chọn tốc độ màn trập đủ nhanh để tránh các vệt mờ trong ảnh. Hãy thiết lập một hoặc hai mức ISO trên mức “bình thường” để có tốc độ màn trập nhanh hơn. Và luôn luôn chụp ở chế độ chụp liên tục để có thể chụp một series ảnh trong một lần nhấn nút chụp để đảm bảo không bỏ lỡ những khoảnh khắc quý giá.

Theo VnReview

]]>
https://shopmayanh.vn/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-tre-em/feed/ 0
Những yếu tố quyết định giá bán ống kính máy ảnh https://shopmayanh.vn/nhung-yeu-to-quyet-dinh-gia-ban-ong-kinh-may-anh/ https://shopmayanh.vn/nhung-yeu-to-quyet-dinh-gia-ban-ong-kinh-may-anh/#respond Wed, 10 Jul 2024 21:12:58 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/nhung-yeu-to-quyet-dinh-gia-ban-ong-kinh-may-anh.htm

Chúng ta đã từng thắc mắc vì sao các ống kính lại chênh lệch giá với nhau nhiều như vậy. Mặc dù, các thông số trên lens cũng không khác biệt nhau nhiều lắm. Bài viết này sẽ lý giải cho bạn nhưng yếu tố làm nên giá thành của hầu hết các hãng sản xuất ống kính.

1. Chất liệu thấu kính: plastic or glass (nhựa hay kính)

2. Chất liệu vỏ ống: plastic or metal (nhựa hay kim loại)

3. Cơ chế vòng zoom: fix or resize (cố định hay kéo dài ống)

4. Cơ chế lấy nét: IF or Non IF (lấy nét với chiều dài ống cố định hay thụt ra thụt vào)

5. Tốc độ lấy nét: nhanh hay chậm (với máy Nikon thì các ống lấy nét = motơ thân máy sẽ đương nhiên chậm hơn các ống lấy nét moto trên ống). Tuy nhiên yếu tố này sẽ trở nên trật lất với những ống có khẩu độ lớn, khẩu độ càng lớn thì dải lấy nét càng rộng và càng chậm, tiêu biểu là ống kính Canon 85 F1.2 lấy nét cực kì chậm nhưng giá khoảng 2000$, và leica 50 F0.95 (giá 10k usd) thì bỏ hẳn AF lun vì nếu để AF, thì dải lấy nét sẽ dài hơn 1 tune của ống (chỉ nói các ống mới ra thui còn trước kia ko tính)

Lí do : khẩu càng lớn thì DOF càng mỏng, do đó dải lấy nét phải rất dài để có thể canh chính xác nét của chủ thể, và việc này ko thể đỏi hỏi nhanh dc, nếu muốn nhanh hãy xài MF cho nhanh​

6. Số lượng thấu kính: số lượng càng nhiều với nhiều group thì sẽ càng đắt, vì nó sẽ có thêm các chức năng như chống viền tìm, chống méo, và lấy nét chính xác hơn.

7. Khẩu độ của ống: xem mục 5 khẩu càng to thì cằng đắt

8. Thấu kiếng đuôi: cái này ít người để ý nhưng đó chính là lí do tại sao lens Canon đắt hơn lens Nikon, Canon từ bỏ dòng lens FD để lên dòng EF với mục đích mở rộng thấu kiếng đuôi điều này đồng nghĩ với chỉ lấy ảnh ở vùng trung tâm thấu kiếng nơi có chất lượng tốt nhất, và đó chính là lí do tại sao ống Canon tầm thấp đắt hơn Nikon nhưng với các ống cao cấp thì Canon lại rẻ hơn Nikon, vì thấu kiếng đuôi như thế họ ko phải suy nghĩ các giải pháp chống méo, chống viền tím ở vùng rìa ảnh, trong khi Nikon phải loay hoay với các giải pháp này vì cái thấu kiếng đuôi quá nhỏ của mình, chính vì thế mà ống Nikon cao cấp đắt cực kì, bù lại những ống đó lại cực kì tốt và sắc nét.

9. Lớp coat: ống kính tốt thì lớp coat này phải tốt, mục đích của lớp coat này là chống chói, chống hiện tượng Halo, và khả năng ăn màu của ống kính phụ thuộc vào lớp coat này.

10. Đường kính của cả ống kính: đường kính càng to thì càng đắt, càng to thì ánh sáng càng vào nhìu, càng to thì mọi hoạt động khi zoom, khép khâu sẽ có sai số thấp hơn nhiều.

Dành riêng cho các fan Canon và Nikon

Với ống kính Nikon: bạn sẽ yên tâm rằng Nikon luôn làm những ống kính có màu rực rỡ và sắc nét nhưng méo góc hoặc chất luong rìa ảnh thấp
Với ống kính Canon: bạn sẽ có được các ống wide giá tốt và không méo, ảnh từ ống Canon có chất lượng đều nhau từ tâm tới rìa, tuy nhiên Canon kém sắc nét hơn Nikon với các ống cao cấp
cùng chức năng thì Nikon đắt hơn Canon 1.2 – 1.5 lần.

11. Weather-shield để chống mưa, tuyết. Những lens thuộc L series của Canon thường có tính năng này, cũng là một yếu tố khiến giá thành tăng lên.

12. Cấu trúc của cửa điều sáng (aperture): Cửa điều sáng có hai loại, dùng lưỡi phẳng và lưỡi tròn (circular blade). Lens càng nhiều blade thì hình dáng của cửa điều sáng càng tròn, bokeh của ảnh càng mịn và ưa nhìn. Những lens rẻ tiền thường chỉ có 5 blade (50 F1.8), còn những lens xịn có thể có đến 9 blade. Khi mua lens chụp chân dung rất nên chú ý tới điểm này.

13. Chống rung. Bây giờ hãng nào cũng làm chống rung. Canon có IS, Nikon là VR . Sigma là OS, còn Tamron là VC. Yếu tố này cũng đội giá thành lên đáng kể.

14. Khẩu lớn = đắt chỉ đúng một cách tương đối. Vấn đề là lớn ở tiêu cự nào. 50mm F1.8 khẩu rất lớn nhưng giá rất rẻ, vì ở 50mm mở 1.8 rất dễ. Trong khi đó 200mm F2.8 lại đắt hơn nhiều vì ở 200mm mở 2.8 cực khó. Sự kết hợp của khẩu và tiêu cự là yếu tố quyết định kích thước và từ đó là giá thành của ống kính. 70-300 F4-5.6 phi chỉ có 58, nhưng 70-200 F2.8 phi lên tới 77, to và nặng hơn rất nhiều.

Những ống build riêng cho máy dùng crop sensor do đó sẽ nhỏ hơn đáng kể so với ống build cho full frame, vì diện tích sensor lúc đó chỉ bằng 1/3 FF, do đó thấu kính không cần phải quá to. Ví dụ EFs 17-55 F2.8 chỉ nặng bằng 2/3 EF 24-70 F2.8. Cũng vì thế nên crop body gắn lên FF lens lại có ưu thế là hạn chế được méo hình và vignette (tối ở góc), vì chỉ sử dụng phần trung tâm thấu kính có chất lượng cao nhất.

Theo danghv/ Công nghệ

]]>
https://shopmayanh.vn/nhung-yeu-to-quyet-dinh-gia-ban-ong-kinh-may-anh/feed/ 0
30 câu nói đáng suy ngẫm về nhiếp ảnh https://shopmayanh.vn/30-cau-noi-dang-suy-ngam-ve-nhiep-anh/ https://shopmayanh.vn/30-cau-noi-dang-suy-ngam-ve-nhiep-anh/#respond Wed, 10 Jul 2024 21:12:37 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/30-cau-noi-dang-suy-ngam-ve-nhiep-anh.htm

Không chỉ có ảnh, những câu trích dẫn của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới cũng truyền cảm hứng cho thế hệ đi sau.

Những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong lịch sử vốn được biết đến với những bức ảnh sống mãi với thời gian. Nhưng không chỉ có vậy, những cách thức chụp ảnh, quan niệm về nhiếp ảnh đầy sáng tạo của họ còn tạo cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nhiếp ảnh gia sau này, góp phần không nhỏ trong việc định hình phong cách chụp ảnh ngày nay.

Dưới đây là 30 trích dẫn được biết đến nhiều nhất từ các nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới, từ đủ mọi quốc gia, mọi lĩnh vực, cả những người đã mất và những thế hệ trẻ hiện tại do trang Pentapixel
lựa chọn.

30 câu nói đáng suy ngẫm về nhiếp ảnh

Bức ảnh nổi tiếng “Nụ hôn trên quảng trường thời đại” của Alfred Eisenstaedt.

1. “Trong nhiếp ảnh, hiểu con người quan trọng hơn là hiểu máy ảnh”.

Alfred Eisenstaedt (1898 – 1995) – nhiếp ảnh gia người Đức nổi tiếng với bức ảnh “Nụ hôn trên quảng trưởng thời đại” nhân ngày Nhật Bản đầu hàng, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ II năm 1945.

2. “Trong nhiếp ảnh có những khoảnh khắc tinh tế đến mức nó trở nên thật hơn cả bản thân thực tại đó”.

Alfred Stieglitz (1864 – 1946) – nhiếp ảnh gia người Mỹ được thế giới công nhận là một trong những người tiên phong của nhiếp ảnh hiện đại.

3. “Tôi nghĩ rằng nội dung cảm xúc của một bức ảnh là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải là kỹ thuật nhiếp ảnh. Rất nhiều bức tôi thấy thường thiếu đi yếu tố cảm xúc có thể tác động tới người xem hay làm cho họ nhớ chúng”.

Anne Geddes (1956) – nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những bức ảnh độc đáo và phong cách về các em bé lồng trong các loại hoa, rau, củ, quả.

4. “Máy ảnh làm bạn quên rằng chính bạn đang hiện diện ở sự kiện đó. Không phải là bạn đang ẩn mình trong sự kiện và mải mê tìm kiếm cái gì đó để chụp, mà bạn cần nhớ rằng mình cũng là một phần của sự kiện”.

Annie Leibovitz (1949) – nhiếp ảnh gia chân dung người Mỹ với kinh nghiệm 10 năm làm trưởng ban ảnh của tạp chí Rolling Stone.

5. “Chỉ cần 12 bức ảnh đẹp trong một năm cũng đã được coi là có một mùa ảnh bội thu”.
Ansel Adams (1902 – 1984) – một trong những nhiếp ảnh gia phong cảnh nổi tiếng với những bức ảnh đáng giá được biết đến trên toàn thế giới.

6. “Trong nhiếp ảnh, không có bóng tối nào không thể sáng soi”.

August Sander (1876 – 1964) – nhiếp ảnh gia người Đức chuyên ảnh chân dung và ảnh tư liệu. Ông được coi là một trong những nhiếp ảnh gia Đức quan trọng nhất của thế kỷ 20.

7. “Nhiếp ảnh chỉ có thể tái hiện hiện thực. Nhưng ngay khi được chụp, hiện thực đó sẽ trở thành một phần của quá khứ”.

Berenice Abbott (1898 – 1991) – nhiếp ảnh gia người Mỹ có 60 năm tuổi nghề và được biết đến như là một chuyên gia với những bức ảnh kiến trúc đen trắng của thành phố New York (Mỹ).

8. “Ảnh phong cảnh có thể xuyên qua mọi biên giới chính trị và quốc gia, vượt qua mọi sự hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa”.

Charlie Waite (1949) – nhiếp ảnh gia danh tiếng người Anh từng đoạt giải thưởng về thể loại ảnh phong cảnh. Ảnh của ông nổi danh nhờ sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng râm tạo nên những đường nét ấn tượng đẹp như tranh.

9. “Một bức ảnh là một bí mật của bí mật. Nó càng thể hiện nhiều, bạn càng biết ít”.

Diane Arbus (1923 – 1971) – nhiếp ảnh gia tư liệu nổi tiếng với những bức ảnh chụp những con người vốn ít được chú ý (những người ngoại cỡ, tý hon, xấu xí…).

10. “Nhiếp ảnh đối với tôi không phải là nhìn, mà là cảm. Nếu bạn không thể cảm nhận được những gì bạn đang nhìn, thì bạn sẽ không thể nào làm cho người xem cảm nhận bất cứ điều gì khi họ nhìn vào bức ảnh của bạn”.

Don McCullin (1935) – nhiếp ảnh gia tư liệu nối tiếng với những bức ảnh chiến tranh cũng như ảnh đời sống đô thị chuyển mình.

11. “Biết trước bức ảnh sẽ chụp có nghĩa là bạn chỉ chụp ảnh bằng định kiến của riêng mình, vốn rất hạn chế và thường thất bại”.

Dorothea Lange (1895 – 1965) – phóng viên ảnh nổi tiếng nhờ những bức ảnh được chụp vào thời kỳ đại suy thoái kinh tế tại Mỹ những năm 1929 – 1930 bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall.

12. “Học theo các nguyên tắc tạo hình trước khi chụp ảnh cũng giống như việc học luật hấp dẫn trước khi bước đi vậy”.

Edward Weston (1886 – 1958) – một trong những nhiếp ảnh gia có tầm ảnh hưởng nhất của Mỹ trong thế kỷ 20. Ông chủ yếu chụp phong cảnh và đời sống thường nhật ở miền tây nước Mỹ.

13. “Tôi thích chụp mọi người trước khi họ biết góc chụp nào của họ là tốt nhất”.

Ellen Von Unwerth (1954) – nổi danh nhờ những bức ảnh thời trang khêu gợi đầy táo bạo và đặc sắc và đã chụp cho những tạp chí thời trang danh tiếng như Vogue.

14. “Nhiếp ảnh là cách bạn phản xạ lại với những gì nhìn thấy, chứ không phải là thứ tiên liệu được. Bạn có thể nhìn thấy khung hình ở khắp mọi nơi. Vấn đề chỉ là làm sao nhận ra chúng và sắp xếp chúng. Bạn chỉ cần quan tâm về những gì xung quanh bạn với một chút nhân văn và hài hước”.

Elliott Erwitt (1928) – bậc thầy trong việc chụp những khoảnh khắc quyết định. Những bức ảnh đường phố của ông thường có một vẻ quyến rũ làm lay động lòng người.

15. “Tôi không thấy thú vị việc chụp cái gì đó mới – Tôi thấy thú vị với việc nhìn thứ gì đó mới”.

Ernst Haas (1921 – 1986) – một trong những nhiếp ảnh gia tiên phong trong việc sử dụng ảnh màu. Ông từng là Chủ tịch của Tổ chức nhiếp ảnh quốc tế Magnum Photos và cũng từng xuất bản một trong những quyển sách ảnh thành công nhất The Creation (Sự sáng tạo) năm 1971 với hơn 350.000 bản.

16. “Nếu một nhiếp ảnh gia quan tâm đến người đứng trước ống kính và thực sự có lòng, bức ảnh sẽ nói lên được nhiều điều. Nhiếp ảnh gia lúc đó sẽ trở thành công cụ chứ không phải là chiếc máy ảnh”.

Eve Arnold (1912 – 2012) – một phóng viên ảnh từng đoạt giải, là thành viên của Tổ chức Magnum Photos và đã xuất bản 12 quyển sách ảnh trong sự nghiệp của mình.

17. “Nghề nghiệp chụp ảnh chân dung của tôi là quyến rũ, giải trí và tiêu khiển”.

Helmut Newton (1920 – 2004): Những bức ảnh thời trang đầy quyến rũ của Newton vẫn còn có những ảnh hưởng lớn đến nhiếp ảnh hiện nay.

18. “Để chụp ảnh cần nín thở, tập trung tất cả bản năng vào việc nắm bắt khoảnh khắc của thực tế. Và chụp được một bức ảnh ở đúng thời điểm quyết định có thể đem lại sự thỏa mãn và vui thú cả về thể chất lẫn tinh thần”.

Henri Cartier-Bresson (1908 – 2004) – một trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông còn được coi là cha đẻ của nhiếp ảnh báo chí.

19. “Nếu được hỏi ảnh nào là ảnh tôi thích nhất? Câu trả lời sẽ là đó là bức tôi sẽ chụp vào ngày mai”.

Imogen Cunningham (1883 – 1976) – Những tác phẩm của Cunningham thực sự là những suy nghĩ và trải nghiệm đi trước thời đại. Bên cạnh đó, cô cũng chụp các tác phẩm liên quan đến hoa, chân dung hay ảnh khỏa thân.

20. “Đừng gói ghém máy ảnh khi bạn chưa rời khỏi hiện trường”.

Joe McNally (1952) – nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những tác phẩm trên National Geographic và các bức ảnh chụp New York sau ngày 11/9.

21. “Tất nhiên là luôn có những người chỉ nhìn vào kỹ thuật, những người chỉ biết hỏi ‘làm thế nào’, trong khi những người khác, theo lý thông thường, sẽ hỏi ‘tại sao’. Cá nhân tôi, tôi luôn muốn truyền cảm hứng vào những thông tin mình thể hiện”.

Man Ray (1890 – 1976) – một nhiếp ảnh gia chân dung, thời trang và cũng là người ủng hộ cho trường phái nghệ thuật siêu thực. Ông được biết đến với những thể loại ảnh tiên phong, chẳng hạn như thể loại Photogram, vốn là thể loại không dùng máy ảnh mà dùng vật đặt trực tiếp lên giấy ảnh để phơi sáng, tạo ra ảnh.

22. “Với nhiếp ảnh, tôi muốn tạo nên sự hư cấu từ thực tế. Tôi cố gắng làm điều đó bằng việc ghi nhận những quan niệm tự nhiên vốn có của xã hội, rồi sau đó tìm cách bẻ vẹo đi”.

Martin Parr (1952) – các bức ảnh tư liệu của Parr thường kể về những khoảnh khắc hài hước đời sống thường nhật của người Anh. Ông xứng đáng được gọi là “nhà chép sử của thời đại”.

23. “Có hai thể loại chụp chân dung, thứ nhất là chụp một bức ảnh chỉ để xem trông họ thế nào, thứ hai chụp một bức chân dung thể hiện họ thực sự là ai”.

Paul Caponigro (1932) – một nhiếp ảnh gia phong cảnh hàng đầu của Mỹ.

24. “… Chúng tôi ở đó với máy ảnh nhằm ghi lại thực tế. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu chỉnh sửa thực tế, chúng tôi biết rằng đã cướp đi khỏi nhiếp ảnh giá trị quý giá nhất”.

Philip Jones Griffiths (1936 – 2008) – phóng viên ảnh gia xứ Wale. Ông nổi tiếng với những tác phẩm về chiến tranh Việt Nam.

25. “Sẽ có lúc người ta ca ngợi tác phẩm của bạn là một cuộc cách mạng, nhưng vấn đề là bạn phải luôn làm những cuộc cách mạng như vậy. Tôi không thể chụp các ngôi sao cả đời. Bạn phải liên tục thay đổi, phải liên tục thúc ép mình tìm kiếm những điều mới mẻ, những thứ không bình thường”.

Rankin (1966) – nhiếp ảnh gia thời trang và chân dung người Anh, được biết đến với những tác phẩm được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

26. “Nếu bức ảnh của bạn chưa đủ tốt, chứng tỏ bạn đứng chưa đủ gần”.

Robert Capa (1913 – 1954) – phóng viên ảnh gia người Hungary và được biết đến với những tác phẩm về chiến tranh. Ông được biết đến nhiều nhất với những tác phẩm chụp các sự kiện quan trọng suốt Thế chiến II.

27. “Con mắt phải học cách lắng nghe trước khi nhìn”.

Robert Frank (1924) – được biết đến nhờ cuốn The American (Người Mỹ) vốn rất có ảnh hưởng nhờ đem lại một cách nhìn mới về xã hội Mỹ.

28. “Bạn càng được xem nhiều ảnh, bạn càng dễ trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi”.

Robert Mapplethorpe (1946 – 1989) – nhiếp ảnh gia người Mỹ nổi tiếng với những bức ảnh khổ rộng. Các bức ảnh chân dung đồng tính của ông cũng là chủ đề cho nhiều cuộc tranh cãi tới tận ngày nay.

29. “Nhiếp ảnh mở những cánh cửa vào quá khứ, nhưng chúng cũng mở ra cách nhìn về tương lai”.

Sally Mann (1951) – nhiếp ảnh gia người Mỹ được biết đến với thể loại ảnh đen trắng bao trùm nhiều đối tượng, gồm cả ảnh chân dung và phong cảnh.

30. “Nhiếp ảnh là những tiếng kêu dù nhỏ bé, nhưng đôi khi một bức ảnh hoặc một chùm ảnh có thể làm dấy lên sự quan tâm của cả công chúng”.

W Eugene Smith (1918 – 1978) – nổi tiếng nhất với những bức ảnh chụp thời Thế chiến II.

Theo Số hóa

]]>
https://shopmayanh.vn/30-cau-noi-dang-suy-ngam-ve-nhiep-anh/feed/ 0
Những thứ nên mua trước khi mua thêm ống kính mới https://shopmayanh.vn/nhung-thu-nen-mua-truoc-khi-mua-them-ong-kinh-moi/ https://shopmayanh.vn/nhung-thu-nen-mua-truoc-khi-mua-them-ong-kinh-moi/#respond Sun, 07 Jul 2024 21:12:43 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/nhung-thu-nen-mua-truoc-khi-mua-them-ong-kinh-moi.htm

Ống kính mới thường sẽ mở ra một chân trời mới trong hành trình nhiếp ảnh của bạn. Điều này luôn thôi thúc bạn mua sắm ống kính mới. Mặc dù vậy, có những phụ kiện khác cũng làm được điều tương tự với chi phí có khi thấp hơn rất nhiều. Vì thế, trước khi đầu tư vào một lens mới, hãy thử nhìn lại xem bạn đã có những thứ sau đây chưa nhé.

– Chân máy: bạn gần như không thể tận dụng hết được độ nét của ống kính nếu chụp ảnh cầm tay. Chân máy cũng sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh cần thời gian phơi sáng dài. Chụp ảnh với chân máy sẽ giúp bạn dần hạn chế được những bức ảnh bố cục và phối cảnh bừa bãi. Bạn nhớ mua chân máy và đầu loại tốt tốt một chút.

– Kính lọc phân cực (polariser filter): không chỉ đơn giản là giúp giảm thiểu những bóng phản chiếu mà quan trọng nhất là trong đa số trường hợp, kính lọc phân cực giúp màu sắc trong bức ảnh của bạn đẹp hơn.
– Loa che nắng (lens hood): phụ kiện đơn giản này không những có tác dụng bảo vệ cho ống kính mà nó còn có thể cải thiện chất lượng hình ảnh của ống kính lên đáng kể, nhất là đối với những ống kính đời cũ và chụp trong điều kiện ánh sáng gắt. Bạn không cần phải đầu tư loa che nắng mắc tiền, hàng “for” giá rẻ là được, miễn sao lắp vừa vặn vào ống kính.

– Túi đựng máy: loại phụ kiện này có muôn vàn chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ. Chính vì thế, lựa chọn được một chiếc túi đựng máy ảnh ưng ý chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Đây là thứ gần như bạn luôn đeo trên người, cho nên một chiếc túi quá rộng, quá chật, quá to, quá nặng, dây đeo quá nhỏ… có thể “hủy hoại” cả chuyến đi chụp ảnh của bạn . Tốt nhất là bạn nên có vài cái túi, mỗi cái đựng vừa đủ thiết bị cho một thể loại hay một dịp đi chụp ảnh nhất định nào đấy.

– Pin phụ, thẻ nhớ phụ: giá cả của những món này hiện tại cũng không còn quá cao nữa. Hãy giúp bản thân tránh được những nỗi thất vọng có thể xảy ra trong các chuyến đi chụp ảnh do hết pin hay hết thẻ nhớ gây ra.

Bạn có đồng ý với danh sách trên không ? Theo bạn thì còn cần thêm thành phần nào nữa ?

Theo 7bua

]]>
https://shopmayanh.vn/nhung-thu-nen-mua-truoc-khi-mua-them-ong-kinh-moi/feed/ 0
Hướng dẫn cài đặt máy ảnh DSLR cho người mới sử dụng https://shopmayanh.vn/huong-dan-cai-dat-may-anh-dslr-cho-nguoi-moi-su-dung/ https://shopmayanh.vn/huong-dan-cai-dat-may-anh-dslr-cho-nguoi-moi-su-dung/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:28:42 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/huong-dan-cai-dat-may-anh-dslr-cho-nguoi-moi-su-dung.htm
  • Tư vấn

  • >
  • Hướng dẫn cài đặt máy ảnh DSLR cho người mới sử dụng

Với một người lần đầu tiên được cầm trên tay chiếc máy ảnh số DSLR sẽ không tránh khỏi có phần bỡ ngỡ. Dưới đây là những thao tác cơ bản nhất dành cho người bắt đầu sử dụng máy ảnh DSLR.

Gắn dây đeo vào máy ảnh

 Hướng dẫn cài đặt máy ảnh DSLR cho người mới sử dụng

Một chiếc máy ảnh số mới tinh bao giờ cũng được nhà sản xuất bán kèm dây đeo. Nếu bạn biết cách gắn dây đeo vào máy ảnh đúng cách thì nó sẽ hỗ trợ cho bạn trong những lần chụp hình sau này. Hãy đảm bảo dây đeo được vuốt thẳng trước khi luồn qua móc khóa. Bạn luồn dây qua móc khóa từ phía dưới lên, rồi lại luồn qua miếng nhựa hình chữ nhật nhỏ màu đen.

Tiếp tục luồn đầu dây qua khóa nhựa rồi rút lên. Lúc này dây sẽ được phần răng cưa ở khóa nhựa giữ chặt. Bạn hãy thực hiện các thao tác giống như vậy với đầu móc khóa còn lại. Vòng dây qua đầu rồi điều chỉnh độ dài dây đeo cho vừa với bạn.

Cài đặt ngày giờ

 Hướng dẫn cài đặt máy ảnh DSLR cho người mới sử dụng

Sau khi bạn sạc đầy pin và bật máy ảnh lên, trên màn hình sẽ hiển thị lời nhắc bạn điền thông tin ngày giờ. Một số người thường bỏ qua bước cài đặt này. Nhưng bạn nên biết rằng thông tin ngày giờ rất quan trọng. Những thông tin này sẽ được “nhúng” vào trong dữ liệu EXIF của mỗi tấm ảnh bạn chụp.

Sau này khi bạn cần sắp xếp hoặc tạo catalog các tấm ảnh việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt khi bạn đưa các tấm ảnh vào máy tính hoặc tải lên các website lưu trữ ảnh trực tuyến.

Định dạng (format) lại thẻ nhớ trên máy

Bạn nên định dạng lại thẻ nhớ trên máy ảnh thay vì làm việc này trên máy tính. Bởi vì khi làm trên máy ảnh sẽ giúp cho việc thiết lập các cấu trúc thư mục theo “kiểu của máy ảnh”, dễ dàng lưu trữ các hình ảnh và video hơn.

Bạn nên sử dụng loại thẻ nhớ có tốc độ đọc ghi nhanh nhất để có được hiệu quả cao, nhất là khi bạn lưu trữ ảnh dưới định dạng RAW hoặc quay video Full HD.

Bật các chức năng phụ trợ

Nếu máy ảnh của bạn có chức năng chống rung quang học, bạn nên bật nó lên. Có một nút ở trên thân máy đảm nhiệm việc bật và tắt chức năng này. Ở trên máy Nikon nút này thường có ký hiệu là VR.

 Hướng dẫn cài đặt máy ảnh DSLR cho người mới sử dụng

Một số hãng chế tạo máy ảnh như Sony và Pentax thì tích hợp luôn chức năng chống rung quang học vào thân máy, do vậy các ống kính sẽ tự động chống rung. Hãy kiểm tra thiết lập chống rung đã được kích hoạt chưa bằng cách mở xem trong menu của máy ảnh.

Thay đổi cài đặt mặc định của máy

 Hướng dẫn cài đặt máy ảnh DSLR cho người mới sử dụng

Rất nhiều máy ảnh DSLR bán ra có các cài đặt mặc định không phù hợp với mọi nhiếp ảnh gia.  Chẳng hạn như cài đặt về chất lượng hình ảnh. Tùy thuộc vào mục đích của bạn mà bạn có thể chọn kết xuất đầu ra là JPEG hoặc RAW hoặc cả hai.

Đối với những người thích ảnh JPEG, họ có thể truy cập vào thực đơn Cài đặt (Setting), tìm đến tùy chọn Chất lượng Hình ảnh (Image Quality), thay đổi cài đặt mặc định (thông thường được đặt ở chế độ chất lượng bình thường – normal quality) thành Chất lượng tốt (Fine) hoặc Cao nhất (Highest).

Nếu muốn ảnh có tính linh hoạt cao, bạn nên chọn kiểu ảnh RAW. Các file RAW là những hình ảnh trực tiếp từ cảm biến, chưa bị nén hoặc xử lý như file JPEG.         

Một cài đặt mặc định khác mà bạn nên thay đổi là Tự động lấy nét (AF). Thông thường ở máy ảnh mới tinh nhà sản xuất sẽ cài AF ở chế độ Fine dành cho ảnh chân dung và vật thể tĩnh. Tuy nhiên đối với ảnh thể thao hay ảnh chụp những vật thể chuyển động rất nhanh thì cài đặt này không phù hợp. Ở máy Nikon chế độ chụp chuyển động rất nhanh ký hiệu là AF-S, còn Canon thì gọi là One Shot AF.

Đối với vật thể chuyển động bình thường, bạn có thể thay đổi cài đặt mặc định thành Continuous. Điều này có nghĩa là mỗi khi bạn giữ một nửa độ sâu của nút chụp, máy ảnh sẽ tiếp tục canh nét vào vật thể chuyển động trong khung hình. Ở máy Nikon chế độ này gọi là AF-C và ở máy Canon là Al Servo AF.

Cài đặt màn hình

 Hướng dẫn cài đặt máy ảnh DSLR cho người mới sử dụng

Màn hình LCD trên máy ảnh là một công cụ rất hữu ích. Bạn có thể cài đặt màn hình theo nhu cầu của mình. Nếu màn hình có tùy chọn tự động điều chỉnh độ sáng tối, bạn nên bật nó lên. Một số mẫu máy ảnh mới thì độ sáng tối sẽ tự động thay đổi mỗi khi môi trường ánh sáng thay đổi. Hoặc bạn có thể đặt chế độ điều chỉnh sáng tối bằng tay để việc xem ảnh được thuận tiện hơn.

Tùy theo mẫu máy ảnh DSLR mà bạn sở hữu, ở chế độ xem ảnh đã chụp trên màn hình, bạn bấm vào phím mũi tên hướng lên trên sẽ mở ra các chế độ hiển thị hình ảnh khác nhau. Nút “i” hoặc nút “disp” trên máy ảnh sẽ cho hiển thị những thông số của ảnh như mức ISO, cân bằng trắng, độ phơi sáng, chất lượng ảnh, biểu đồ tần số…

 Hướng dẫn cài đặt máy ảnh DSLR cho người mới sử dụng

Bạn có thể bấm vào nút có biểu tượng cái kính lúp để phóng to các chi tiết trong bức ảnh để kiểm tra các chi tiết đó đã đạt yêu cầu chưa.

Gỡ bỏ các cài đặt tự động

Khi sử dụng DSLR, tốt nhất bạn nên tắt chế độ chụp tự động. Bạn hãy chuyển chế độ phơi sáng (exposure mode) sang chế độ điều khiển bằng tay hoặc bán tự động.

Theo CNet/ VnReview
 

]]>
https://shopmayanh.vn/huong-dan-cai-dat-may-anh-dslr-cho-nguoi-moi-su-dung/feed/ 0
Để có ảnh chụp bình minh hoàn hảo https://shopmayanh.vn/de-co-anh-chup-binh-minh-hoan-hao/ https://shopmayanh.vn/de-co-anh-chup-binh-minh-hoan-hao/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:28:35 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/de-co-anh-chup-binh-minh-hoan-hao.htm
  • Tư vấn

  • >
  • Để có ảnh chụp bình minh hoàn hảo

Khung cảnh buổi sớm với những tia nắng cùng màn sương mờ ảo luôn thu hút người xem, nhưng để truyền tải cảm xúc vào những khuôn hình lại không hề dễ dàng. 
Lên kế hoạch từ trước

Một bức ảnh chụp đẹp có thể tạo ra từ những khoảnh khắc bất ngờ, ngẫu hứng nhưng với thể loại ảnh phong cảnh trong bình minh lại thường là kết quả của quá trình chuẩn bị và lên kế hoạch kỹ càng. Đầu tiên, người cầm máy phải hiểu rõ nơi mình định chụp và vị trí chính xác hướng mặt trời mọc. Hãy tìm cả những góc mà ánh sáng của mặt trời không thực sự mạnh nhất nhưng vẫn có thể tạo ra những hiệu ứng hay khuôn hình mới lạ.

Khoảng thời gian mà mặt trời mọc với ánh sáng đẹp nhất thường chỉ diễn ra vào khoảng nửa tiếng đồng hồ (thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào các địa điểm nhất định). Chính vì vậy, việc nghiên cứu trước phương án chụp từ một đến hai ngày sẽ giúp nhiếp ảnh gia không bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp.

Thử sử dụng nhiều tiêu cự và góc nhìn khác nhau

Ống kính góc rộng có thể tạo ra những bức ảnh phong cảnh tuyệt vời nhưng với khung cảnh sương sớm lại là chưa đủ. Mặt trời chỉ là một phần rất nhỏ khi sử dụng ống kính góc rộng nên hiệu ứng mà nó mang lại qua một bức hình sẽ không ấn tượng so với nhìn thực tế. Nếu muốn nhấn mạnh vào chi tiết này, người cầm máy có thể cần đến một ống kính với tiêu cự trên 200 mm. Cũng cần lưu ý thêm về các cài đặt của máy khi chụp đói diện mặt trời để không gây các tác hại đến cảm biến. 

Để có ảnh chụp bình minh hoàn hảo

Những khoảnh khắc đẹp trong ánh bình minh luôn diễn ra rất nhanh. – tác giả Thái Bình Minh.

Vẻ đẹp của hình khối trong kỹ thuật chụp ngược sáng

Trong ảnh chụp ngược sáng, vẻ đẹp của hình khối luôn được đề cao tối đa và đây cũng là một bí quyết không thể thiếu khi nói đến ảnh chụp trong bình minh. Một dãy núi, cây cối hay cả con người hay loài vật đứng trước ánh mặt trời và đổ bóng có thể tạo ra những hiệu ứng khác lạ và tạo cảm xúc mạnh cho người xem. Chưa kể, trong khoảnh khắc giao thời, màu sắc của bầu trời cũng luôn rất đẹp giúp bức ảnh có được điểm nhấn cần thiết.

Quy tắc một phần ba

Một quy tắc rất cổ điển nhưng luôn luôn hữu dụng trong nhiếp ảnh nói chung và tất nhiên cả trong ảnh chụp sương sớm. Chủ thể đặt trong mặt cắt một phần ba của khuôn hình sẽ tạo ra những hiệu ứng khác biệt. Trong đó, đường chân trời, bóng đổ, mặt trời luôn là những yếu tố được quan tâm hàng đầu. 

Để có ảnh chụp bình minh hoàn hảo

Quy tắc một phần ba và kỹ thuật chụp ngược sáng cũng phát huy tác dụng trong ảnh sương sớm. Ảnh: Thomashawk.

Kiểm soát cân bằng trắng bằng tay

Khoảng thời gian giao thời giữa tối và sáng luôn tạo ra những màu sắc thú vị nhưng nếu để thiết lập cân bằng trắng tự động, nhiếp ảnh gia chưa chắc đã thu nhận được đúng những gì mắt thấy. Để lưu giữ được ánh sáng vàng độc đáo ở thời điểm này, có thể điều chỉnh máy với nhiệt độ màu cao lên một chút thay vì để chế độ tự động mặc định.

Phơi sáng

Người chụp thông thường chỉ nghĩ đến kỹ thuật chụp phơi sáng khi trời tối nhưng trong ánh bình minh cũng có thể áp dụng kỹ thuật này. Với tốc độ màn trập không quá chậm, lâu nhất là từ khoảng từ một đến hai giây, hiệu ứng đem lại cũng rất thú vị như với các dòng nước chảy trở nên mịn và huyền ảo hơn. 

Để có ảnh chụp bình minh hoàn hảo

Khung cảnh buổi sớm luôn cho ra những màu sắc “ma thuật”. – tác giả Nguyễn Hoài Văn.

Mang theo chân máy

Ngay cả khi không chụp phơi sáng, nhiếp ảnh gia vẫn thường phải mang theo một chân máy. Trang bị này đảm bảo cho người dùng chụp ở ISO thấp (làm tốc độ chụp thấp đi) nhưng ảnh vẫn sắc nét.

Lấy nét thủ công

Khoảng thời gian bình minh thường có sương sớm đẹp huyền ảo nhưng cũng chính điều này làm cho cảnh vật không thực sự rõ ràng khiến máy đôi khi bắt nét sai. Trong những trường hợp như vậy, người cầm máy có thể chuyển sang chế độ lấy nét tay và xoay chỉnh đúng độ cần thiết để có được bức ảnh sắc nét.

Theo Số hóa

]]>
https://shopmayanh.vn/de-co-anh-chup-binh-minh-hoan-hao/feed/ 0
6 mẹo nhỏ giúp giảm rung camera https://shopmayanh.vn/6-meo-nho-giup-giam-rung-camera/ https://shopmayanh.vn/6-meo-nho-giup-giam-rung-camera/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:28:29 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/6-meo-nho-giup-giam-rung-camera.htm
  • Tư vấn

  • >
  • 6 mẹo nhỏ giúp giảm rung camera

Trong bài viết này, ShopMayAnh.Vn sẽ chỉ cho bạn cách giữ camera để tránh bị rung máy ở khẩu độ thấp và tốc độ màn trập thấp dẫn tới mờ ảnh.

Thông thường để tránh rung máy các nhiếp ảnh gia thường phải sử dụng giá đỡ ba chân (tripod) hoặc trang bị ống kính với tính năng giảm rung hoặc ổn định hình ảnh (IS). Tuy nhiên khi bạn không có những dụng cụ đó bạn vẫn có thể giảm thiểu rung máy bằng cách áp dụng những mẹo, kỹ thuật sau đây.

1. Khép khuỷu tay vào trong

6 mẹo nhỏ giúp giảm rung camera

Khi chụp trong tư thế đứng bạn nên kéo hai khuỷu tay vào càng gần cơ thể bạn càng tốt và thở ra hoàn toàn trước khi nhấn nút chụp. Khi bạn chụp ảnh với khẩu độ rộng hoặc tốc độ màn trập thấp (hoặc cả hai), nhịp thở của bạn cũng có thể làm rung máy. Kéo khuỷu tay của bạn ép chặt vào cơ thể sẽ giúp bạn dễ dàng ổn định camera.

2. Nâng cao vai trái của bạn

6 mẹo nhỏ giúp giảm rung camera

Bạn thường ngắm bằng mắt phải nhưng bạn có thể áp dụng cách này nếu bạn muốn ngắm bằng mắt trái nhưng không muốn camera bị rung. Tất cả những gì bạn cần làm là nâng cao vai trái lên, ép khuỷu tay trái vào xương sườn lồng ngực. Để tăng sự ổn định hơn nữa, bạn có thể kéo khuỷu tay phải vào ngực của bạn. Bạn cũng nhớ phải thở ra hoàn toàn trước khi nhấn nút chụp.

3. Tạo giá ba chân bằng đầu gối

6 mẹo nhỏ giúp giảm rung camera

Bạn có thể tạo ra một chiếc giá ba chân bằng cách tì khuỷu tay của bạn lên đầu gối trong khi chụp ở tư thế ngồi. Bên cạnh đó bạn vẫn nên ép khuỷu tay phải vào ngực để hỗ trợ tốt hơn.

4. Nằm xuống

6 mẹo nhỏ giúp giảm rung camera

Hai hình ảnh minh họa này cho thấy rõ những cách tránh rung mà không cần giá ba chân. Bạn nằm thẳng, để camera và ống kính trên mặt đất. Vấn đề phát sinh trong trường hợp này là ống kính được đặt trực tiếp trên mặt đất nên nó sẽ bị nghiêng xuống nên bạn không thể chụp được bức ảnh như ý. Để khắc phục, bạn có thể úp một bàn tay xuống bên dưới mặt đất và đặt ống kính lên trên hoặc bạn có thể nắm tay lại thành một nắm đấm kê giữa ống kính và mặt đất.

5. Giá súng máy

6 mẹo nhỏ giúp giảm rung camera

Kỹ thuật tiếp theo này đôi khi được gọi là “giá súng máy”. Bạn đặt bàn tay trái vào bắp tay phải sau đó đưa camera lên, tỳ ống kính camera vào khuỷu tay trái, vai và khuỷu tay trái sẽ giúp ổn định camera.

6. Cái nôi

6 mẹo nhỏ giúp giảm rung camera

Trong kỹ thuật này, bạn sẽ tạo ra một cái nôi cho ống kính giữa vai và cổ tay của bạn. Bạn cũng có thể giữ ổn định bằng cách giữ cân bằng khuỷu tay trên đầu gối của bạn.

Trên đây là 6 kỹ thuật chống rung máy mà bạn có thể áp dụng một cách dễ dàng trong lần tác nghiệp sắp tới của bạn. Hãy chia sẻ với ShopMayAnh.Vn những kỹ thuật chống rung máy của riêng bạn qua phần bình luận.

Theo Digital-Photography-School/ VnReview

 

]]>
https://shopmayanh.vn/6-meo-nho-giup-giam-rung-camera/feed/ 0
7 cách tạo dáng “kinh điển” cho phái đẹp khi chụp ảnh https://shopmayanh.vn/7-cach-tao-dang-kinh-dien-cho-phai-dep-khi-chup-anh/ https://shopmayanh.vn/7-cach-tao-dang-kinh-dien-cho-phai-dep-khi-chup-anh/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:28:22 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/7-cach-tao-dang-kinh-dien-cho-phai-dep-khi-chup-anh.htm
  • Tư vấn

  • >
  • 7 cách tạo dáng “kinh điển” cho phái đẹp khi chụp ảnh

Tạo dáng thế nào cho đẹp luôn là một “vấn đề nan giải” khiến phái đẹp đau đầu mỗi khi chụp hình. Hiểu được điều đó, nhiếp ảnh gia Kaspars Grinvalds đã “mách nước” cho chị em 7 tư thế pose hình chân dung cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ.

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ với 7 tư thế thì những bức ảnh vẫn khó tránh được sự nhàm chán, bạn đã nhầm! Bởi mỗi kiểu pose hình có thể cho ra đời 3 bức ảnh hoàn toàn khác nhau.

Tư thế 1

Đây là kiểu chụp chân dung từ một phía với mẫu đứng nghiêng, hai tay thả lỏng và quay đầu về hướng máy ảnh:

7 cách tạo dáng

Với tư thế này, chỉ cần điều chỉnh độ nghiêng của đầu là bạn đã có được 3 bức chân dung khác nhau như sau:

7 cách tạo dáng

 

Tư thế 2

Đây là kiểu chụp chân dung chính diện với sự hỗ trợ của hai cánh tay. Mẫu hướng người đối diện với máy ảnh và đưa tay lên ôm hờ lấy khuôn mặt:

7 cách tạo dáng

Chỉ cần những thay đổi nhỏ về vị trí khuôn mặt và đôi bàn tay là bạn đã có ba bức hình theo ba phong cách gợi cảm, dễ thương và lãng mạn như thế này:

7 cách tạo dáng

 

Tư thế 3

Tư thế này là một “vũ khí lợi hại” đối với những bạn gái sở hữu thân hình chuẩn bởi nó giúp tôn lên lợi thế của vóc dáng rất nhiều. Với tư thế này, mẫu sẽ đứng nghiêng, hai tay vòng trước ngực và quay đầu về phía máy ảnh:

7 cách tạo dáng

Người chụp có thể chụp từ bên trái, bên phải hoặc chính diện để cho ra đời những bức ảnh như sau:

7 cách tạo dáng

 

Tư thế 4

Tương tự như tư thế 3, nhưng ở tư thế 4, bạn chống nhẹ tay lên hông thay vì đặt trước ngực:

7 cách tạo dáng

Kiểu tạo dáng này mang đến cho những bức hình sự tự tin và mạnh mẽ của người mẫu:

7 cách tạo dáng

 

Tư thế 5

Tư thế này tận dụng một bức tường để giúp người mẫu tạo dáng. Với kiểu pose hình này, bạn sẽ dựa nhẹ vào bức tường, hai tay đặt sau lưng và hơi nghiêng người.

7 cách tạo dáng

7 cách tạo dáng

 

Tư thế 6

Ở tư thế này, bạn sẽ đứng đối diện bức tường, hai tay đặt nhẹ lên tường, hơi xoay người và ngả đầu ra sau.

7 cách tạo dáng

7 cách tạo dáng

 

Tư thế 7

Tư thế 7 yêu cầu bạn dựa hẳn người vào tường với một cánh tay thả lỏng, một cánh đặt hờ lên hông và chân bắt chéo.

7 cách tạo dáng

7 cách tạo dáng

Hãy nhớ rằng, hai yếu tố quan trọng nhất khi pose hình là thần thái và sự kết hợp hài hòa các bộ phận trên cơ thể. Cho dù bạn không có một khuôn mặt hoa hậu hay một vóc dáng người mẫu, nhưng chỉ cần yêu đời và luôn tự tin vào bản thân, tin rằng bạn chắc chắn sẽ sở hữu những bức hình đẹp lung linh.

(Theo Digital Photography School/ VnReview)

]]>
https://shopmayanh.vn/7-cach-tao-dang-kinh-dien-cho-phai-dep-khi-chup-anh/feed/ 0
Chọn máy ảnh DSLR hay mirrorless ?!? https://shopmayanh.vn/chon-may-anh-dslr-hay-mirrorless/ https://shopmayanh.vn/chon-may-anh-dslr-hay-mirrorless/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:28:16 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/chon-may-anh-dslr-hay-mirrorless.htm
  • Tư vấn

  • >
  • Chọn máy ảnh DSLR hay mirrorless ?!?

Máy ảnh thay ống kính, không sử dụng gương lật (mirrorless) và DSLR đều hướng tới người dùng cần chất lượng ảnh tốt nhưng mỗi thiết bị lại có những ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc để phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Máy ảnh SLR đã có lịch sử hàng trăm năm từ những thiết bị chụp phim xa xưa. Ngày nay, SLR được nâng cấp thành máy kỹ thuật số DSLR nhưng cơ chế gương lật vẫn là điểm mấu chốt tạo nên khác biệt. Ánh sáng đi qua ống kính tới gương được phản xạ lên kính ngắm quang học cho phép người chụp quan sát chính xác những gì mà camera sẽ thu nhận. Khi chụp hình, gương này được lật lên để ánh sáng đến trực tiếp cảm biến và ghi lại hình ảnh.

Máy ảnh mirrorless, đúng như tên gọi, dòng máy này không sử dụng cơ chế gương lật. Thay vao đó ánh sáng qua lens đến trực tiếp cảm biến, tương tự như máy ảnh compact hay camera trên điện thoại. Để quan sát ảnh trước khi chụp, bạn sẽ nhìn vào màn hình phía sau hoặc kính ngắm điện tử.

Chọn máy ảnh DSLR hay mirrorless

DSLR cùng ống kính tele là lựa chọn không thể thay thế đối với nhiếp ảnh gia thể thao. Ảnh: HighLife.

Ưu điểm chính của máy ảnh DSLR so với mirrorless là khả năng lấy nét tự động.

Nếu chụp chân dung cơ bản hoặc cảnh tĩnh thì sự khác biệt này là không rõ ràng tuy nhiên với đối tượng chuyển động, DSLR tỏ ra ưu thế hơn.

DSLR sử dụng cơ chế lấy nét theo pha cho tốc độ đáp ứng cao nhờ module lấy nét được thiết kế độc lập và thuật toán so sánh trùng/lệch pha không quá phức tạp. Trong khi đó các máy mirrorless sử dụng cơ chế lấy nét tương tự trên các máy điện thoại hay máy ảnh compact gọi là lấy theo tương phản. Bộ cảm biến hình ảnh sẽ ghi lại một phần bức hình sau đó kiểm tra độ sắc nét, nếu chưa đạt sẽ lấy nét lại và kiểm tra lần nữa cho đến khi nào đạt độ nét. Rõ ràng lấy nét theo tương phản mất nhiều thời gian hơn và đặc biệt chậm chạp trong điều kiện thiếu sáng cũng như bắt nét các đối tượng chuyển động.

Như vậy nếu bạn có ý định dùng máy ảnh để chụp thể thao hay đơn giản muốn bắt giữ mọi khoảnh khắc trẻ em vui chơi trong nhà thì DSLR là lựa chọn ưu thế. Bên cạnh đó DSLR gần như không có độ trễ màn trập. Các nhà sản xuất mirrorless đã cố gắng cải thiện điều này và nhiều thiết bị gần được nâng cấp cho tốc độ xử lý nhanh, kết hợp cả lấy nét theo pha, lấy nét theo tương phản (thường gọi là lấy nét lai Hybrid AF) trong một cảm biến duy nhất. Nhìn chung DSLR vẫn nổi trội hơn nhưng vấn đề này một lần nữa cũng chỉ ảnh hưởng tới các phóng viên thể thao, phần lớn ở điều kiện chụp hằng ngày bạn sẽ không cần quá phải bận tâm.

Với máy ảnh DSLR bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát thiết bị. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể điều chỉnh bất cứ các thông số như mình mong muốn. Đương nhiên nó cũng đòi hỏi am hiểu 
kiến thức nhất định về những thông số kỹ thuật phức tạp và đây là rào cản không nhỏ đối với người mới chơi ảnh. Không ít người mới dùng thay đổi các thông số kỹ thuật mà không biết tác dụng của nó là gì. Kết quả là một bức hình còn xấu hơn việc chụp bằng smartphone, thậm chí là lấy nét nhầm chủ thể.

Ngay từ đầu đề cập, chuyển từ một thiết bị “fix” cứng sang máy ảnh thay ống kính, vậy vấn đề cần quan tâm sau máy ảnh chính là ống kính. Với sự phát triển hàng trăm năm nay, DSLR sở hữu một kho ống kính và phụ kiện đồ sộ của cả chính hãng đến những bên thứ ba. Rõ ràng bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, cạnh tranh đồng nghĩa với việc mức giá sắm ống kính, phụ kiện cũng rẻ hơn. Mỗi nhà sản xuất mirrorless lại đưa ra các chuẩn ngàm ống kính khác nhau, bên cạnh đó số lượng ống cho mirrorless còn khá hạn chế.

Cuối cùng, một chiếc máy ảnh DSLR với kính ngắm quang học sẽ giúp kiểm soát chính xác hình ảnh. Thay vì ngắm chụp thông qua màn hình LCD phía sau, kính ngắm quang học thể hiện đầy đủ, chính xác nhất những gì sẽ xuất hiện trong bức hình của bạn. Bên cạnh đó, với thiết kế kính ngắm quang học đòi hỏi người sử dụng phải có một tư thế cầm chuyên nghiệp còn giúp giảm thiểu rung máy trong quá trình thao tác. Đương nhiên mirrorless cũng có kính ngắm điện tử nhưng phải chú ý rằng, tất cả những gì bạn nhìn thấy đều là tái hiện và không đạt được thực tế như kính ngắm quang học.

Chọn máy ảnh DSLR hay mirrorless

So sánh tương quan kích thước DSLR, mirrorless và máy ảnh du lịch.

Điều người dùng quan tâm đến mirrorless bên cạnh chất ảnh ấn tượng còn bởi thân hình nhỏ gọn.

DSLR trải qua rất nhiều phát triển nhưng do đặc tính kỹ thuật, đây vẫn là một thiết bị cồng kềnh, nặng nề. Ở thời điểm hiện tại, Canon EOS 100D được coi là mẫu DSLR nhỏ gọn nhất thế giới có khối lượng 0,6 kg với ống kính đi kèm, mẫu máy tầm trung như Nikon D7100 nặng 1,2 kg và các máy chuyên nghiệp thường có khối lượng và kích thước lớn hơn khá nhiều. Trong khi đó, mirrorless với cơ chế hoạt động giản lược gương lật giúp máy có thân hình nhỏ gọn. Một mẫu mirrorless tiêu biểu như Fujifilm X-E1 chỉ nặng 350 gam hay như Lumix GM1 nhỏ gọn nhất thế giới nặng 204 gam, ngang các máy compact. Thử tưởng tượng, khi bạn đi máy bay hành trang cho phép khoảng chục kg, vậy mà bạn đã phải dành 2 kg cho máy ảnh và ống kính.

Ngoài ra, với DSLR bạn sẽ dễ gây sự chú ý hơn khi hướng ống kính về đối tượng, Trong khi đó mirrorless nhỏ gọn hơn nhiều và ngày càng thời trang, phong cách. Với các phóng viên hoặc chụp ảnh đời thường, việc dùng một thiết bị không quá nổi bật sẽ giúp bạn dễ dàng ghi lại những khoảnh khắc tự nhiên và quan trọng hơn cả là dễ dàng mang theo.

Xem trực tiếp trên màn hình, mặc dù không đạt yếu tố kỹ thuật cao bằng kính ngắm quang học nhưng nó cũng có những lợi thế nhất định. Bạn sẽ không cần phải thực hiện các thao tác từng bước để ngắm chụp, thậm chí cứ đưa ra và chụp như những gì quen làm với smartphone. Còn nếu bạn muốn có một tư thế ngắm chụp thì mirrorless cũng có kính ngắm điện tử (EVF). Dĩ nhiên tính năng này chỉ được trang bị trên các máy cao cấp hoặc bán dưới dạng phụ kiện và giá thành không rẻ. Cũng phải thừa nhận rằng thành phần tiêu hao năng lượng lớn trên mirrorless xuất phát từ màn hình luôn sáng dẫn đến thời lượng pin thua kém DSLR.

Hệ ống kính trên mirrorless không nhiều không có nghĩa là không đủ. Thực tế với người dùng cơ bản, một ống kính đa dụng bán kèm theo khi mua máy đã đáp ứng trên 80% nhu cầu thông thường. Còn nếu nói giá thành đắt cũng cần thấy ống kính trên mirrorless có chất lượng quang học đều ở mức khá trở lên. Ngoài ra với người dùng mới bắt đầu, việc đứng trước ít lựa chọn sẽ giúp người chơi tập trung hơn vào kỹ thuật thay vì phân tán tư tưởng hay “chạy đua vũ trang”.

Một vấn đề tranh luận chưa có hồi kết là chất lượng hình trên mirrorless. Với sự phát triển nhanh chóng, có thể khẳng định những gì mirrorless làm được ngang ngửa với DSLR entry-level từ việc kiểm soát độ sâu trường ảnh (DOF) hay tạo ra Bokeh đẹp hơn. Kích thước cảm biến chỉ thua các máy DSLR full-frame và mới đây Sony cũng tung ra mẫu mirrorless Alpha A7/A7R với có kích thước này hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu ảnh cao hơn.

Chọn máy ảnh DSLR hay mirrorless

Sony Alpha A7/A7R ra mắt hứa hẹn xóa bỏ khoảng cách chất lượng ảnh giữa mirrorless và DSLR.

Nếu bạn cần một thiết bị nhỏ gọn, phong cách và dễ dàng mang theo nhưng vẫn cho chất lượng ảnh tuyệt vời thì mirrorless là lựa chọn số một. Nó đáp ứng gần như đầy đủ các yêu cầu về chất ảnh nhưng lại không mất nhiều thời gian để làm quen và kiểm soát thiết bị. Các nhà sản xuất ngày càng đưa ra các mẫu máy cao cấp hơn nhằm khắc phúc những hạn chế kỹ thuật. Tuy nhiên, nhược điểm lượng ống kính và phụ kiện chưa đa dạng, thiếu kính ngắm quang học sẽ cần thời gian dài để khắc phục.

Nếu bạn có ý định bước theo con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay không ngần ngại việc mang theo túi máy ảnh đồ sộ với ống kính kèm theo thì DSLR là câu trả lời. DSLR sẽ cung cấp cho bạn khả năng kiểm soát hình ảnh tối đa, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần và phải đầu tư học tập một cách chăm chỉ, bài bản. Bên cạnh đó kính ngắm quang học và tư thế cầm sẽ là lợi thế không nhỏ. Trong nhiếp ảnh, đặc biệt là nhiếp ảnh thể thao, DSLR là lựa chọn tối ưu nhưng trong cuộc sống thường ngày, khoảnh khắc mới là điều quan trọng nhất.

Cuối cùng, hãy cân nhắc kỹ trước nhu cầu sử dụng của bạn. Khoảng cách giữa mirrorless và DSLR ngày càng rút ngắn trong đó mỗi thiết bị lại thể hiện những ưu và nhược điểm riêng. Bên cạnh thiết bị cũng cần nhớ rằng khoảnh khắc, một đôi mắt biết quan sát và kỹ năng chỉnh sửa sau khi chụp sẽ giúp bạn tạo ra một bức ảnh tuyệt vời.

Theo Số hóa

]]>
https://shopmayanh.vn/chon-may-anh-dslr-hay-mirrorless/feed/ 0
21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể https://shopmayanh.vn/21-mau-tao-dang-trong-chup-anh-tap-the/ https://shopmayanh.vn/21-mau-tao-dang-trong-chup-anh-tap-the/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:28:10 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/21-mau-tao-dang-trong-chup-anh-tap-the.htm
  • Tư vấn

  • >
  • 21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

Chụp ảnh cho một tập thể hay một nhóm đông người có cần phải tạo dáng, hay chỉ đơn giản là xếp vào hàng cho ngay ngắn? Để có những bức ảnh tập thể đáng nhớ, bạn có thể tham khảo bài viết này.

Sau khi đã trình bày các mẫu tạo dáng trong chụp ảnh các đối tượng là chụp ảnh trẻ em, phụ nữ, nam giới, các cặp đôi, lần này chúng tôi giới thiệu tiếp các mẫu tạo dáng (pose) khi chụp ảnh các nhóm người hoặc tập thể. Các mẫu tạo dáng này do tác giả Kaspars Grinvalds cung cấp trên trang posingapp.com (hiện có ứng dụng trên Apple Store) và được giới thiệu bởi Digital-Photography School.

Thường có ba loại chụp ảnh nhóm. Đầu tiên là những bức ảnh “nghiêm túc” chụp một tập thể nhiều người. Tiếp đó là những bức ảnh thoải mái hơn, vui vẻ hơn giữa những người bạn. Cuối cùng là chụp ảnh cho một nhóm người thân, các thành viên trong gia đình. Theo thứ tự này, chúng ta hãy xem một số ý tưởng tạo dáng.

1. Khi làm việc với một nhóm đông người, bạn sẽ không thể kiểm soát được biểu hiện hay cách tạo dáng của từng người. Để có bức ảnh tốt, bạn cần chú ý đến tổng thể bức ảnh. Hãy tưởng tượng cả nhóm là một đối tượng duy nhất. Về cơ bản, hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong nhóm đều được nhìn thấy trên ảnh là được.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

2. Khi chụp ảnh các nhóm lớn, bạn sẽ phải chụp xa và lấy toàn thân để có thể đảm bảo tất cả mọi người đều được lấy vào khuôn hình. Thường với những bức ảnh nghiêm túc và mang tính chất “tư liệu” này, mục tiêu chính của bạn là đảm bảo tất cả mọi người trong nhóm đều được nhìn thấy rõ ràng.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

3. Nếu có thể, hãy tìm cách để chụp từ một góc độ cao, chẳng hạn như trèo lên một ban công hoặc leo lên một chiếc xe hơi để có được một tầm nhìn cao hơn và chụp hướng xuống. Cách này chắc chắn sẽ hiệu quả, bởi vì thay vì bức ảnh khô cứng thông thường, bạn sẽ nhận được một góc nhìn thú vị và hấp dẫn hơn. Chú ý để mọi người trong ảnh cảm thấy thoải mái, và đừng quá cao khiến mọi người phải ngửa cổ để nhìn vào máy ảnh.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

4. Có nhiều khi việc tách một nhóm lớn thành những nhóm nhỏ sẽ thích hợp hơn là tất cả cùng chen chúc trong một bức ảnh. Kiểu ảnh này có thể ứng dụng tốt khi chụp một nhóm bạn thân, ví dụ như những người trong một ban nhạc hoặc các đồng nghiệp trong một dự án. Nếu trong nhóm có một lãnh đạo hoặc trưởng nhóm, hãy để anh ấy hoặc cô ấy đứng ở phía trước để tạo điểm nhấn.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

5. Kiểu ảnh này khá dễ chụp khi chụp một nhóm bạn. Mọi người chỉ cần thể hiện sự vui vẻ và thoải mái, mang lại cảm giác dễ chịu cho người xem.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

6. Kiểu ảnh này thích hợp để chụp một sự kiện vui vẻ của một nhóm bạn. Hãy đề nghị tất cả mọi người đứng thật gần nhau, sau đó mỗi người nghiêng đầu một chút vào nhau và cùng nhìn vào máy ảnh, có thể khoác vai để thêm độ thân mật.  

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

7. Yêu cầu cả nhóm nằm trên cỏ ngoài trời hoặc trên sàn nhà thành một vòng tròn và bạn chụp từ trên cao. Nụ cười vui vẻ của mọi người sẽ là điểm thu hút của bức ảnh.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

8. Kiểu ảnh này rất thú vị và bổ ích khi chụp một nhóm nhỏ. Chọn một “trưởng nhóm” và đưa người đó ra phía trước, những người còn lại đan xen nhau nghiêng người về hai phía, sao cho người đứng sau hướng về phía máy ảnh qua vai người đứng trước, có thể hơi tựa vào người đứng trước một chút để tạo thêm sự thân ái giữa những người bạn.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

9. Một biến thể của kiểu trước. Đặt một “trưởng nhóm” ở phía trước và những người khác xuất hiện lần lượt ở phía sau. Chụp ảnh với các thiết lập khẩu độ khác nhau và lựa chọn sau này nếu bạn thích một hoặc tất cả mọi người trong ảnh đều được lấy nét.  

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

10. Cách tạo dáng này rất thú vị khi chụp ảnh ngoài trời với một nhóm bạn, chẳng hạn trong một chuyến dã ngoại trong rừng hoặc đi dạo trên bãi biển. Để có kết quả tốt nhất, yêu cầu nhóm chạy một đoạn ngắn và sau đó cùng nhảy lên. Bức ảnh sẽ rất funny và tạo không khí vui vẻ cho cả nhóm.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

11. Khi muốn chụp nhóm người đứng trong một hàng, hãy thử dùng kiểu này. Chụp từ một khoảng cách gần với khẩu độ rộng và tập trung lấy nét vào người đầu tiên, đảm bảo là mọi người trong ảnh đều được nhìn thấy. Mặc dù những người ở xa sẽ bị mờ, nhưng họ vẫn sẽ đồng ý rằng kết quả là một kiểu ảnh chụp nhóm rất thú vị và khác thường.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

12. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một số mẫu chụp ảnh trong gia đình. Cách phổ biến nhất để chụp ảnh tất cả các thành viên gia đình là mọi người cùng ngồi trên một chiếc ghế trong phòng khách. Dù đây không phải là cách sáng tạo nhất để chụp một bức ảnh gia đình, nhưng kết quả cũng khá tốt. Cách dễ nhất để cải thiện những bức ảnh kiểu này chỉ đơn giản là cắt cúp thật chặt. Không cần phải đưa cái ghế cũng như nội thất của phòng khách vào trong ảnh, chỉ cần có đầy đủ các thành viên trong gia đình là được.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

13. Một ý tưởng tốt cho những bức ảnh gia đình chỉ đơn giản là chụp ngoài trời. Cả nhà có thể ngồi trên bãi cỏ, trong một công viên hoặc trên một bãi biển – tất cả những nơi tuyệt vời để có một số bức ảnh gia đình. Chỉ cần nhớ, khi đối tượng của bạn đang ngồi thì bạn đừng có đứng, hãy quỳ xuống thấp và chụp ngang tầm mắt của mọi người.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

14. Một gia đình nằm gần nhau trên mặt đất. Mọi người hơi nhô nửa người phía trên và dùng tay làm điểm tựa. Chụp họ từ một góc thấp.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

15. Kiểu ảnh này có thể được thực hiện ngoài trời trên mặt đất hoặc trên một chiếc giường trong nhà, thích hợp khi chụp trẻ em và số trẻ em có thể thay đổi tùy ý. 

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

16. Một kiểu ảnh ấm cúng khi cả gia đình ngồi thoải mái trên chiếc ghế yêu thích.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

17. Cũng với chiếc ghế của gia đình, nhưng thay vì chụp từ phía trước, bạn có thể xoay ngược ghế và chụp từ lưng ghế. Hình ảnh khác với thông thường này có thể mang lại một ấn tượng mới mẻ và thích thú.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

18. Một biến thể khác khi chụp ảnh từ phía sau của chiếc ghế.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

19. Bức ảnh này sẽ rất đẹp khi chụp ngoài trời. Chỉ cần yêu cầu các em bé trèo lên lưng của người lớn.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

20. Nếu muốn chụp toàn thân, kiểu ảnh này cũng rất dễ chụp và thích hợp với số lượng người khác nhau. 

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

21. Chụp cả gia đình đi bộ tay trong tay. Nên chụp ở chế độ chụp liên tiếp và chọn ra bức ảnh cho các vị trí và cử động chân tốt nhất. Hãy nhớ kiểm soát một điểm lấy nét vì các đối tượng sẽ di chuyển tiến lại gần bạn.

21 mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

Và cuối cùng, hãy sáng tạo với các biến thể khác nhau của riêng bạn. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể thay đổi cho phù hợp với kịch bản chụp cụ thể và đối tượng của bạn.

Một số kinh nghiệm khi chụp ảnh nhóm người

– Chuẩn bị trước kịch bản để xác định bạn sẽ chụp ai, chụp ở đâu… để lên sẵn một số ý tưởng.

– Nếu bức ảnh bạn chụp không phải để liệt kê cho đủ các khuôn mặt, mà để thể hiện tâm trạng và sự thân tình của mọi người trong nhóm, hãy để mọi người thật thoải mái và động viên họ thể hiện các ngôn ngữ cơ thể như giơ tay, nghiêng đầu, choàng vai… Luôn nhớ cố gắng tách từng người trong ảnh và bố trí họ ở các độ cao thấp khác nhau, có thể theo nguyên tắc hình tam giác, trong đó mỗi khuôn mặt nằm ở một đỉnh của hình tam giác, điều này sẽ tạo ra độ sâu cho ảnh và mỗi người trong ảnh đều được thể hiện cá tính riêng.

– Bạn có thể vào một cửa hàng bán CD và liếc nhìn các bìa CD chụp các nhóm nhạc và bạn sẽ tìm thấy một vài kiểu tạo dáng mà bạn chưa nghĩ tới, sau đó áp dụng linh hoạt cho bức ảnh của bạn.

Theo VnReview

]]>
https://shopmayanh.vn/21-mau-tao-dang-trong-chup-anh-tap-the/feed/ 0
Sửa máy ảnh số ở đâu uy tín, tốt nhất? https://shopmayanh.vn/sua-may-anh-so-o-dau-uy-tin-tot-nhat/ https://shopmayanh.vn/sua-may-anh-so-o-dau-uy-tin-tot-nhat/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:28:01 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/sua-may-anh-so-o-dau-uy-tin-tot-nhat.htm
  • Tư vấn

  • >
  • Sửa máy ảnh số ở đâu uy tín, tốt nhất?

Hiện nay máy ảnh số đang trở nên rất phổ biến với người dùng vì tác dụng của nó mang lại. Rất nhiều siêu thị điện máy, cửa hàng thiết bị ngành ảnh, showroom mọc ra và ta dễ dàng mua được máy ảnh ở đó. Tuy nhiên, khi máy không may bị trục trặc, không ít người đã lúng túng không biết sửa máy ảnh số ở đâu uy tín tốt nhất ?!?

Phố Vọng Đức có nhiều cửa hàng kinh doanh và sửa chữa thiết bị ngành ảnh

Những nguyên nhân chính làm hỏng máy ảnh VnReview đã trực tiếp đến tìm hiểu tại nhiều cửa hàng ở phố Vọng Đức, Tràng Thi, Giải Phóng…, các kỹ thuật viên ở đây cho biết dòng máy ảnh du lịch compact có tỉ lệ trục trặc nhiều hơn (chiếm đến 70 – 80%) so với dòng máy ảnh bán chuyên, máy ảnh chuyên nghiệp (máy ảnh DSLR). Các lỗi  thường gặp là: lỗi ống kính, lỗi màn hình, lỗi đọc thẻ nhớ, lỗi tự tắt nguồn, ẩm mốc, chập mạch… Như vậy hai lỗi gây hỏng máy ảnh chính là sử dụng không đúng cách và bảo quản không đúng cách. Trong đó sử dụng không đúng cách là hỏng ống kính và màn hình, bảo quản không đúng cách là máy bị ẩm mốc, chập mạch.

Nguyên nhân chủ yếu máy du lịch bị hỏng do người dùng máy ảnh du lịch thường là những người nghiệp dư, họ sử dụng không nhiều và không cẩn thận, máy ảnh nhỏ gọn, không có quai đeo hoặc có dây đeo tay nhưng bị quăng quật, va đập và bị rơi nhiều. Thiết bị bảo vệ cho máy cũng chưa thực sự tốt. Khi bị rơi máy dễ dẫn đến gãy trục ống kính, hỏng mô tơ, dập méo màn hình. Việc sử dụng bao đựng máy ảnh không tốt có thể khiến máy bị chèn ép khi bỏ chung vào túi xách/ba lô cùng nhiều vật dụng khác, gây vỡ dập màn hình. Máy ảnh không sử dụng đến thường xuyên không được tháo pin hoặc sạc pin đầy đủ, không được chống ẩm tốt dẫn tới máy bị mốc, ẩm không hoạt động được…

Đối với máy ảnh cao cấp hơn (bán chuyên và chuyên nghiệp), người dùng chủ yếu là những người đam mê, sử dụng máy thường xuyên và cũng có hiểu biết về máy ảnh, cách sử dụng, dụng cụ hỗ trợ bảo vệ cũng chuyên nghiệp hơn. Hơn nữa, máy ảnh chuyên nghiệp có giá đắt hơn rất nhiều so với máy ảnh compact, nên qui trình chế tác cũng như các thiết bị sẽ có tính chất ổn định hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng và sửa máy ảnh

– Thợ sửa chữa nói thực ra máy ảnh rất ít khi tự hỏng bởi nó ít phần mềm bên trong, máy ảnh chủ yếu bị hỏng do sử dụng không đúng cách và bảo quản không đúng cách.
– Khí hậu nước ta là nhiệt đới nóng ẩm, dễ bị ẩm mốc: cần có tủ bảo quản hoặc thỉnh thoảng mang máy ảnh ra phơi nửa tiếng dưới trời nắng (xem thêm bài Bảo quản máy ảnh số đúng cách).
– Địa chỉ sửa chữa (ngoài những trung tâm bảo hành chính hãng): có rất nhiều địa chỉ nhưng chưa có một tiêu chuẩn, qui trình chung, chất lượng cũng chưa có sự kiểm định chính xác. Tham khảo, tìm hiểu kĩ nơi có ý định đến sửa, có nhiều cửa hàng bị lên án về việc om máy, luộc đồ. Nhiều cửa hàng chỉ là trung gian nhận máy và chuyển nơi khác sửa chữa để ăn chênh lệch, do đó bạn chỉ nên sửa khi tận mắt nhìn thấy phòng máy và thợ sửa máy.
– Giá sửa chữa, thời gian sửa chữa, linh kiện thay thế mỗi nơi cũng khác nhau. Nếu hỏi giá sửa chữa thì nhiều cửa hàng không nói khoảng bao nhiêu được, họ nói cần mang cụ thể máy đó đến, kiểm tra và tùy tình trạng cũng như khả năng có đồ thay thế khi đó mới có giá cụ thể. Nhiều nơi lợi dụng việc này để ép khách thay thế linh kiện và nâng giá sửa chữa, đặt khách vào tình huống “đã đâm lao phải theo lao”. Giá máy ảnh hiện nay rất rẻ, nên nếu máy bị lỗi hỏng nặng phải thay thế đắt tiền thì bạn nên cân nhắc việc mua máy mới.
– Khi đi sửa máy, cần yêu cầu cửa hàng có xác nhận tình trạng máy trước khi sửa chữa, ký tên vào các bộ phận linh kiện bên trong nếu máy bị lỗi phải bổ máy/thay thế linh kiện.
– Có thỏa thuận bảo hành sau sửa chữa
– Nên đến những địa chỉ sửa chữa, bảo hành chính hãng vì ở đó có qui trình sửa chữa cụ thể, chuyên nghiệp.

Hiện nay có rất nhiều cửa hàng nhận sửa máy ảnh ở Hà Nội, Hoàng Trọng Camera (HT Digital) là một trong những địa chỉ sửa chữa chuyên nghiệp, uy tín.

Cửa hàng Hoàng Trọng Camera: 3A Vọng Đức, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, HN – ĐT: 04 3937 8666; 0904 23 23 30; 0912 090 777

TP. Hồ Chí Minh:
Bệnh viện máy ảnh Cường Thịnh: 145 Cao Thắng, F11 – Q10 – TP.HCM. ĐT: 0866543135; 0915768810; 0915572775.
Anh Tấn: 468/29 Trần Hưng Đạo – F2 -Q5. ĐT: 0908253441
Phạm Thế: số 11 Lê Công Kiều, Q1, TP.HCM. ĐT: 38295888 – ĐT: 0913804602
Phú Camera: số 30 Trần Hưng Đạo, Q1, TP.HCM. ĐT: 08-39207797 / 08-38385073
Camera Ngọc Lâm: 72 Pasteur, P. Bến Nghé, Q1, TP.HCM. ĐT: 08.2242.2286; 0918.014.827
Camera Như Lễ: 54 Tôn Thất Thiệp, hoặc 124 Pasteur, Q1, TP.HCM. ĐT: 0903 930 556

Các địa chỉ bảo hành chính hãng

Canon:
Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Lê Bảo Minh
190 -192 Đề Thám, P. Cầu Ông Lãnh, Q1, TP.HCM 
Tel : (84-8) 3836 0666 – Fax : (84-8) 3837 9666
Trung tâm giải pháp hình ảnh Canon
10A Trần Hưng Đạo, P. Phạm Ngũ Lão, Q1, TP.HCM 
Tel : (84-8) 3836 5666 – Fax : (84-8) 3837 5353
Chi Nhánh tại Hà Nội
130A Giảng Võ, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
Tel : (84-4) 3722.6666  – 3.7711.966
Fax : (84-4) 3.7713.616 – 3.7478.150 
Chi Nhánh tại Đà Nẵng
30 -32 Hoàng Hoa Thám, TP. Đà Nẵng
Tel : (0511) 375.1615 – Fax : (0511) 375.1614
Chi Nhánh tại Cần Thơ
125A Trần Hưng Đạo, P.An Phú, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ
Tel : (0710) 3733.933 – Fax : (0710) 3733.033  
Chi Nhánh Tại Bình Dương
607 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Thị xã Thủ Dầu Một
Tel : (0650) 3813.666 – Fax : (0650) 3813.667

Nikon:
Số 2D Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 0439381412
Tầng trệt, tòa nhà Việt Business Centre, 57-59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1 
ĐT: 0839146361
113 Hoàng Diệu, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. ĐT: 0511-3821179
 

Sony:
133 Thái Hà, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội. ĐT : (04)-3 628 51 20
129G Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội. ĐT : (04)-3 858 54 57
203 Trần Đăng Ninh, Q.Cầu Giấy, Tp. Hà Nội. ĐT : (04)-3 791 32 69
164A Nguyễn Văn Cừ, Q. Long Biên, Tp. Hà Nội. ĐT : (04)-3 872 54 55
119 Cầu Trì, Thị Xã Sơn Tây, Tp. Hà Nội. ĐT : (04)-3 383 25 52
1288 Đường 3/2, Quận 11, Tp. HCM. ĐT : (08)-6 276 40 19
13B Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM. ĐT : (08)-3 508 12 69
1114 Cách Mạng Tháng 8, P4, Tân Bình, Tp.HCM. ĐT : (08)-3 811 63 66
151 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q.1, Tp. HCM. ĐT : (08)-6 651 24 45
1139 Phan Văn Trị, P. 10, Q. Gò Vấp, Tp.HCM. ĐT : (08)-6 295 83 65
1B đường Hàn Thuyên, P. Bình Thọ, Q.Thủ Đức, Tp. HCM. ĐT : (08)-3 722 85 09
50 Bà Triệu, Q. Hóc Môn, Tp. HCM. ĐT : (08)-6 675 21 95

Samsung:
117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy (Tầng 1 tòa nhà ChamrmVit Plaza), Hà Nội. ĐT: 04-35149540
6 ngõ Hàng Bột, Q. Đống Đa – Hà Nội. ĐT: 04-37325111
12 Điện Biên Phủ, Q.Ba Đình – Hà Nội. ĐT: 04-37475438
33 Tô Vĩnh Diện, Q. Thanh Xuân – Hà Nội. ĐT: 04-35682529
540 Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP. HCM. ĐT: 08-37733833
614 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, HCM. ĐT: 08-38130027
226-228 Dương Tử Giang, Q.11, HCM. ĐT: 08-39561696

Theo VnReview

]]>
https://shopmayanh.vn/sua-may-anh-so-o-dau-uy-tin-tot-nhat/feed/ 0
Hướng dẫn bảo quản phim máy ảnh khi đi du lịch https://shopmayanh.vn/huong-dan-bao-quan-phim-may-anh-khi-di-du-lich/ https://shopmayanh.vn/huong-dan-bao-quan-phim-may-anh-khi-di-du-lich/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:27:56 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/huong-dan-bao-quan-phim-may-anh-khi-di-du-lich.htm
  • Tư vấn

  • >
  • Hướng dẫn bảo quản phim máy ảnh khi đi du lịch

Cùng với trào lưu chụp ảnh bằng máy phim đang trở lại rầm rộ trong giới trẻ, việc bảo quản máy ảnh và phim khi mang chúng đi khắp nơi trên hành trình du lịch trở thành nhu cầu rất nhiều người quan tâm.

Để sở hữu những tấm ảnh phim tuyệt đẹp sau chuyến du lịch, hãy học cách bảo quản phim.
 

Hướng dẫn bảo quản phim máy ảnh khi đi du lịch

Thông thường, ở sân bay, bạn phải đưa toàn bộ hành lý xách tay của mình qua máy scan x quang ở khu vực an ninh. Nếu phim chưa qua xử lý, tráng, scan, rất có khả năng bạn sẽ trở về với một cuộn phím ám khói hay bị hỏng do tác động của tia x.

Hướng dẫn bảo quản phim máy ảnh khi đi du lịch

Để không trở thành nạn nhân của tia x và mang về nhà những tấm ảnh chụp phim đẹp, việc đầu tiên là đừng ngần ngại hỏi nhân viên sân bay xem liệu họ có thể tự kiểm tra cuộn phim thay vì kiểm tra bằng máy hay không.

Hướng dẫn bảo quản phim máy ảnh khi đi du lịch

Một số nhân viên sẽ không đồng ý nhưng một số người dễ tính có thể sẽ cho bạn qua. Đặc biệt nếu bạn mang theo một cuộn phim có ISO hơn 800, hãy giải thích để họ hiểu và giúp bạn trong trường hợp này. Nếu có ý định xin nhân viên kiểm tra, hãy đến sân bay sớm hơn vì quá trình kiểm tra này sẽ kéo dài hơn ít nhất 20 phút so với bình thường.

Hướng dẫn bảo quản phim máy ảnh khi đi du lịch

Bạn cũng có thể mua các loại túi chuyên dụng để cất giữ phim máy ảnh, tuy nhiên cần nhớ rằng hầu hết các túi này không bảo quản được phim có ISO dưới 800.

Hướng dẫn bảo quản phim máy ảnh khi đi du lịch

Hướng dẫn bảo quản phim máy ảnh khi đi du lịch

Ngay cả khi phim của bạn đã bị scan qua máy x quang, cũng đừng vội vứt chúng đi. Hãy scan, rửa những tấm ảnh chụp vào ngày sáng trời, nắng đẹp vì ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm bớt lớp khói và những đường kẻ do máy x quang gây ra.

Bạn cũng có thể lựa chọn việc rửa những ảnh đen trắng vì khả năng bị ảnh hưởng do x quang thấp hơn nhiều.

Hướng dẫn bảo quản phim máy ảnh khi đi du lịch

Theo Supertramp (Xzone/Tri Thức Thời Đại)

]]>
https://shopmayanh.vn/huong-dan-bao-quan-phim-may-anh-khi-di-du-lich/feed/ 0
4 loại kính lọc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có https://shopmayanh.vn/4-loai-kinh-loc-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-can-co/ https://shopmayanh.vn/4-loai-kinh-loc-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-can-co/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:27:50 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/4-loai-kinh-loc-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-can-co.htm
  • Tư vấn

  • >
  • 4 loại kính lọc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có

Bây giờ mọi người thường sử dụng phần mềm chỉnh ảnh để chỉnh sửa hình ảnh kỹ thuật số của họ. Nhiều người cho rằng các bộ kính lọc rất đắt tiền. Trong khi một số hiệu ứng lọc dễ đem lại hiệu quả nhờ các công cụ xử lý ảnh (digital darkroom) thì các hiệu ứng khác lại được tạo ra dễ dàng hơn với các bộ lọc thực tế.

Nếu bạn thích dành thời gian với chiếc máy ảnh của bạn chứ không phải là con chuột máy tính thì hãy xem bốn bộ lọc thiết yếu này.

1. Kính lọc UV

 4 loại kính lọc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có

Kính UV giúp chống hơi nước muối khi làm việc gần biển

Hãy coi bộ kính lọc UV như kính lọc mặc định luôn luôn nằm ở mặt trước ống kính của bạn mọi lúc mọi nơi. Ban đầu, bộ kính lọc UV được thiết kế để loại bỏ lớp mờ gây ra bởi ánh sáng cực tím phản chiếu bụi trong không khí. Các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại đã có khả năng tự loại bỏ các tia cực tím, do đó, về mặt này, bộ kính lọc UV không có tác dụng. Nhiệm vụ của kính UV là bảo vệ ống kính của bạn khỏi va chạm và trầy xước. Thay một kính UV rẻ hơn nhiều so với thay một ống kính.

2. Kính lọc phân cực tròn (Circular Polarizing Filter)

Bộ kính lọc phân cực tròn làm bầu trời xanh và màu đậm có chiều sâu hơn. Chúng rất cần để chụp ảnh ngoài trời, đặc biệt vào những ngày nắng. Kính phân cực cũng làm giảm sự phản chiếu trên bề mặt nước và thuỷ tinh, nói chung là làm giảm độ chói. Ưu điểm lớn nhất của kính lọc phân cực tròn là bạn có thể chỉnh hiệu ứng bằng cách xoay ở mặt trước ống kính của bạn. Điều đó có nghĩa bạn có thể thỏa sức sáng tạo với các hiệu ứng và quyết định hiệu ứng nào tuyệt nhất cho mỗi bức hình.

Một bộ lọc phân cực làm việc hiệu quả nhất khi được sử dụng đúng góc so với mặt trời. Nó rất nhạy ánh sáng nên có thể bạn cần phải sử dụng chân máy nếu chụp phong cảnh với một bộ lọc này. Dù sao sử dụng chân máy để chụp phong cảnh luôn luôn là một ý tưởng tốt! Hiệu ứng chiều sâu màu sắc của bộ lọc phân cực rất khó để tạo trong công cụ xử lý ảnh (digital darkroom).

3. Kính lọc ND (Neutral Density filter)

 4 loại kính lọc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có

Một bộ kính lọc ND giúp làm rõ nét bức ảnh của bạn bằng cách giảm một tỷ lệ ánh sáng. Việc các nhà nhiếp ảnh gia dành phần lớn thời gian của mình theo đuổi ánh sáng có vẻ là một điều điên rồ. Tuy nhiên kính lọc ND cực kỳ hữu ích cho cả các nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh và du lịch. Sử dụng một bộ lọc ND cho phép bạn giảm đủ lượng ánh sáng để tạo ra hiệu ứng chuyển động mờ trong suốt cả ngày.

Điều này có nghĩa là bạn có thể chụp ảnh chuyển động với hiệu ứng mờ khi hành khách đang xuống xe lửa, hoặc hình ảnh đám đông tại một lễ hội. Với phong cảnh, hãy sử dụng kính ND để chụp sóng và dòng chảy chuyển động với hiệu ứng mờ. Kính lọc ND cũng cho phép bạn giảm chiều sâu của trường ảnh và chụp được hiệu ứng bokeh tuyệt đẹp với các hiệu ứng của ánh sáng.

4. Kính lọc GND (Graduated Neutral Density)

 4 loại kính lọc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có

Kính lọc GND là bộ kính lọc hình vuông lớn rất quan trọng trong chụp phong cảnh với điều kiện ánh sáng khó khăn. Nửa trên của kính lọc GND có màu nâu và hoạt động như một bộ lọc ND bình thường, ngăn chặn một phần ánh sáng. Nửa dưới tương tự như một kính UV và không có tác dụng giảm ánh sáng. Hai phần chuyển tiếp với nhau dần dần.

Kính lọc GND cho phép bạn cân bằng ánh sáng và làm rõ nét tiền cảnh hơn mà không cần phải sử dụng nhiều kỹ thuật phơi sáng và phần mềm chỉnh sửa ảnh. Để sử dụng bộ lọc GND, bạn chỉ cần chỉnh vùng chuyển tiếp cho phù hợp với đường chân trời và tiến hành chụp. Bạn có thể tự giữ kính lọc ở mặt trước ống kính hoặc mua một dụng cụ giữ bộ kính lọc chuyên dụng.

Theo Womanitely/ VnReview

 

]]>
https://shopmayanh.vn/4-loai-kinh-loc-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-can-co/feed/ 0