Shop Máy Ảnh https://shopmayanh.vn Mon, 15 Jul 2024 10:20:16 +0000 vi hourly 1 Hướng dẫn sử dụng Tủ chống ẩm Eureka https://shopmayanh.vn/huong-dan-su-dung-tu-chong-am-eureka/ https://shopmayanh.vn/huong-dan-su-dung-tu-chong-am-eureka/#respond Fri, 12 Jul 2024 21:12:24 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/huong-dan-su-dung-tu-chong-am-eureka.htm

Khí hậu Nhiệt Đới gió mùa, tiết trời nồm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ẩm mốc cao. Nó thực sự là tác nhân chính dẫn đến các hiện tượng mốc rêu cho các thiết bị điện tử (máy ảnh, ống kính, máy quay, đồng hồ), thuốc quý nói riêng, đồ y tế nói chung, băng đĩa hình quý…

Biện pháp an toàn với thời tiết 4 mùa, ẩm mốc làm hỏng hóc những thiết bị giá trị về vật chất, tinh thần đó chính là các loại tủ chống ẩm. Rất đơn giản, bạn chỉ cần cắm điện, cất các thiết bị vào trong tủ, chỉnh độ ẩm thích hợp và yên tâm học hành, làm việc, vui chơi giải trí.

Có nhiều loại tủ chống ẩm: Tủ chống ẩm Euroka, Wonderful

Tủ chống ẩm thực sự rất hữu dụng, ngay cả chị em phụ nữ cũng nên sắm cho mình một chiếc tủ chống ẩm để vừa là nơi cất giữ vừa chống ẩm mốc đối với những chiếc túi da hàng hiệu đắt tiền, hay những chiếc áo da, găng tay da. Không cần phải lo mốc rêu xanh, không cần phải phơi nắng, các đồ da của các anh chị đã tuyệt đối an toàn trong tủ chống ẩm rồi.

Sau ngay đây tôi sẽ hướng dẫn sử dụng Tủ chống ẩm một vài lưu ý sau nói chung:

Trước tiên chúng ta phải chọn vị trí thích hợp và điều chỉnh chân đứng để đảm bảo tính ổn định của tủ.

Không được đặt tủ ở gần các thiết bị lò sưởi, có khói và khu vực bị nắng chiếu trực tiếp.

Không để tủ đúng hướng thổi gió của điều hòa, tránh tình trạng tủ luôn phải hoạt động hết công suất, tiêu hao điện lớn.

Cắm dây điện vào ổ, đèn Led sáng, màn hình LCD hiển thị độ ẩm và nhiệt độ trong tủ, và tùy chỉnh nhiệt độ ẩm theo từng dòng máy.

Các bạn để ngay ngắn các vật dụng vào tủ, tránh tình trạng vứt linh tinh để hỏng hóc

Quá trình điều chỉnh độ ẩm có thể mất vài giờ tùy thuộc vào điều kiện môi trường, các thiết bị trong tủ và tần suất đóng mở tủ trong quá trình sử dụng.

Nguyên lý hoạt động Tủ chống ẩm Eureka:

Hơi ẩm được đẩy ra từ bộ phận làm khô.

* Giai đoạn hấp thụ:
Van thông bên ngoài tủ được đóng lại, van thông phía trong tủ được mở ra, hơi ẩm được hấp thụ vào bộ phận làm khô của tủ chống ẩm tự động.
* Giai đoạn xả:
Van thông phía ngoài tủ mở ra, van thông phía trong tủ đóng lại, các hơi ẩm từ bộ phận làm khô được đẩy ra từ chất làm khô bão hòa trong bộ phận làm khô.

Cả hai giai đoạn hoạt động theo chu kỳ tự động. Toàn bộ quá trình được kiểm soát bằng bộ nhớ của một IC thời gian.
– Chế độ H (High): 25%-35%RH
– Chế độ M (Medium): 35%-45%RH
– Chế độ L(Low): 45%-55%RH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

SHOP MÁY ẢNH – HTDIGITAL – HOÀNG TRỌNG CAMERA
VPGD: Số 3A Vọng Đức – Hàng Bài – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Tel/Fax: 04 3937 8666
Hotline: 0912 090 777 – 0904 232 330
Website: shopmayanh.vn | htdigital.vn | hoangtrongcamera.com.vn

]]>
https://shopmayanh.vn/huong-dan-su-dung-tu-chong-am-eureka/feed/ 0
21 tư thế tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em https://shopmayanh.vn/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-tre-em/ https://shopmayanh.vn/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-tre-em/#respond Wed, 10 Jul 2024 21:13:04 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/tu-van/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-tre-em.htm

Chụp trẻ em không phải dễ bởi trẻ em thường nghịch ngợm và hiếu động, đôi khi còn không chịu chụp ảnh, nhưng nếu chụp được thì ảnh rất dễ đẹp vì những nét đáng yêu, ngây thơ của trẻ em luôn mang lại cảm xúc tốt cho bức ảnh của bạn. Vậy làm thế nào để có những bức ảnh chụp trẻ em đẹp?

Chúng tôi giới thiệu với bạn 21 tư thế tạo dáng (pose) mà bạn có thể chủ động sắp xếp để có những bức ảnh trẻ em đẹp, do tác giả Kaspars Grinvalds cung cấp trên trang http://www.posingapp.com (đây cũng là một ứng dụng di động đang được bán trên Apple Store) và được giới thiệu bởi Digital-Photography School.

Lưu ý, chụp ảnh trẻ em đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và phải luôn thích ứng với các hành vi tự nhiên của chúng. Bạn khó mà có thể bắt chúng phải nghe theo bạn để đứng trong khuôn hình như ý bạn muốn, cho nên một số tư thế pose ảnh ở đây có thể không thực hiện được. Tuy nhiên bạn vẫn nên sử dụng các tư thế này để tham khảo cho những ý tưởng khi giơ máy lên chụp ảnh.

1. Khi chụp ảnh trẻ em, hãy nhớ chụp ngang tầm mắt của chúng và cố gắng để chúng được tự nhiên, bắt lấy những khoảnh khắc cảm xúc và hành vi tự nhiên của chúng. Đây là một trong những tư thế dễ chụp nhất của ảnh trẻ em:

2. Một tư thế dễ thương của trẻ em: hãy để đối tượng của bạn nằm trên đất (trên một bãi cỏ hoặc bãi biển chẳng hạn), và chụp từ một góc rất thấp.

3. Một biến thể khác nếu đối tượng chụp của bạn nằm trên mặt đất:

4. Một kiểu tạo dáng dễ thương khác để chụp ảnh em bé. Đặt em bé lên một chiếc giường và trùm lên một tấm chăn để bé hé đầu ra (bạn có thể giả vờ chơi trò trốn tìm với bé, và tìm cách chộp khoảnh khắc bé hé đầu ra). Để có kết quả tốt nhất, hãy đảm bảo màu sắc của chăn cũng như ga trải giường phối màu tốt với nhau. Dùng toàn màu trắng cũng rất đẹp.

5. Để trẻ em thoải mái hơn, hãy thử để cho bé được ôm hoặc chơi với chú gấu nhồi bông yêu thích của bé, hoặc bất kỳ đồ chơi nào khác mà bé chọn.

6. Hãy thử chụp ảnh trẻ em trong môi trường hàng ngày của chúng, ví dụ như đang chơi trò chơi ưa thích, đang làm bài tập ở nhà, đang chơi đàn, chơi cờ… hoặc như trong ví dụ này, bé đang vẽ tranh với màu nước. Giữ cho chúng bận rộn trong một khung cảnh quen thuộc là một cách tốt để có được sự hợp tác và bạn sẽ chụp được bức ảnh mà bạn muốn.

7. Một ý tưởng hay khác là hãy khiến đứa trẻ bận rộn với một việc gì đó và bé sẽ thậm chí không nhận ra bạn định chụp ảnh bé. Bé đang chăm chú đọc một cuốn sách yêu thích chỉ là một trong những ví dụ để bạn “tạo dáng” cho ảnh mà bé không biết.

8. Hãy chú ý và không bỏ lỡ khoảnh khắc bé đang cười lớn hoặc hét to. Những tình huống như vậy luôn luôn tạo ra những bức ảnh thể hiện được tình cảm và cảm xúc của nhân vật và do đó rất đáng xem. Nhưng, đừng cố tạo ra những nụ cười không tự nhiên, tránh tạo những cảm xúc giả với bất kỳ giá nào.

9. Sử dụng một số các loại thức ăn ngon làm đạo cụ. Bạn có thể chụp được những khoảnh khắc thú vị khi chụp ảnh trẻ em đang ăn một số bánh kẹo, kem, trái cây…

10. Bong bóng xà phòng chỉ đơn giản là một phụ kiện phải có đối với nhiếp ảnh trẻ em. Trước hết, trẻ em đều rất yêu thích và thực sự hạnh phúc khi thổi bong bóng. Thứ hai, bạn có thể làm việc một cách sáng tạo và tìm ra các thiết lập ánh sáng chính xác để có được những bong bóng sáng lung linh như một điểm nhấn trong các bức ảnh của bạn.

11. Khi chụp ảnh ngoài trời, bạn có thể tổ chức một trò chơi trốn tìm để con bạn chơi, chẳng hạn để bé trốn đằng sau một gốc cây lớn và bảo bé nhìn trộm ra (có thể phối hợp với người lớn khác). Thời điểm bé ló đầu ra sẽ rất thú vị để chộp một bức ảnh.

12. Trò chơi với cát cũng là một bối cảnh hay để chụp ảnh trẻ em. Các bé có thể chơi mê mải trong khi bạn chỉ cần quan sát và chụp ảnh mà không làm ảnh hưởng đến bé.

13. Hãy thử một số bức ảnh hành động. Cho bé một quả bóng để chơi. Sau đó, thử chụp bé từ một góc thấp dưới đất, trong đó quả bóng là yếu tố chính nằm ở tiền cảnh của bức ảnh.

14. Khi chụp ảnh trẻ em và gia đình, đừng quên những con thú nuôi trong nhà. Hãy đưa chúng vào bức ảnh của bạn và bạn sẽ thấy niềm vui và những cảm xúc được tạo ra trong đó.

15. Sân chơi của trẻ em một nơi rất tốt cho một số bức ảnh ngoài trời. Bạn có thể tìm thấy những khoảnh khắc tuyệt vời cho những bức ảnh chụp hành động.

16. Nếu một cậu bé hoặc một cô bé thành thạo một số môn thể thao (bóng rổ, bóng đá, quần vợt…), bạn có thể có một chân dung đặc biệt của bé với các đạo cụ tương ứng.

17. Chụp ảnh người mẹ với em bé cũng rất dễ thương. Người mẹ nằm trên mặt đất với một đứa trẻ trên ngực. Ngoài ra, nếu đứa trẻ vẫn là một trẻ mới biết đi, người mẹ có thể giữ bé bằng cả hai tay trên ngực mình. Bạn cũng có thể thay thế người mẹ bằng người bố, hoặc thậm chí cả bố mẹ và các bé đang âu yếm hoặc trêu đùa nhau.

18. Một kiểu ảnh rất đơn giản và tự nhiên khác: người mẹ (hoặc ai đó) bế bé nâng lên một bên và nhìn bé, nựng bé. Hãy thử các vị trí đầu khác nhau.

19. Một bức ảnh ngập tràn cảm xúc: chỉ cần đề nghị bé ôm lấy mẹ. Hãy tìm cách nắm bắt được cảm xúc tự nhiên của hai mẹ con cho một bức ảnh vô giá.

20. Một bức ảnh hấp dẫn, vui vẻ và dễ chụp, nhưng cũng không kém phần độc đáo: hãy đề nghị người mẹ nằm trên sàn, sau đó đứa trẻ ngồi trên và bám vào lưng mẹ.

21. Kiểu tạo dáng này cũng rất đẹp cho một bức chân dung gia đình. Có thể được bố trí trong nhà trên một chiếc giường, hoặc ngoài trời trên nền đất. Có thể kết hợp số lượng khác nhau với các đối tượng chụp, người lớn hoặc trẻ em.

Và một lưu ý cuối cùng, điều đầu tiên và quan trọng nhất phải nhớ khi chụp ảnh trẻ em là các bé thường di chuyển rất nhanh, không chỉ là chuyển động vật lý trong không gian, mà còn là cử chỉ của đầu, hướng mắt và các biểu cảm trên khuôn mặt – mọi thứ đều thay đổi liên tục và ngay lập tức! Điều đó có nghĩa là bạn phải chọn tốc độ màn trập đủ nhanh để tránh các vệt mờ trong ảnh. Hãy thiết lập một hoặc hai mức ISO trên mức “bình thường” để có tốc độ màn trập nhanh hơn. Và luôn luôn chụp ở chế độ chụp liên tục để có thể chụp một series ảnh trong một lần nhấn nút chụp để đảm bảo không bỏ lỡ những khoảnh khắc quý giá.

Theo VnReview

]]>
https://shopmayanh.vn/21-tu-the-tao-dang-trong-chup-anh-tre-em/feed/ 0
Chụp ảnh nước văng lên https://shopmayanh.vn/chup-anh-nuoc-vang-len/ https://shopmayanh.vn/chup-anh-nuoc-vang-len/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:43:35 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/chup-anh-nuoc-vang-len.htm

Chụp ảnh khi một vật rơi xuống nước làm nước văng không khó nếu bạn đọc bài này

Ngoài một máy ảnh DSLR và tripod, bạn nên cần những vật dụng sau đây:

Một thùng đựng nước bằng thủy tinh:

Một thùng đựng nước bằng thủy tinh có mặt phẳng như một bể cá nhỏ hoặc khay nước là được. Hãy chắc rằng nó đủ lớn để có thể thả vật thể vô được. Nếu đó là chiếc bình có đường cong, nó sẽ cho ra những hình ảnh vặn vẹo không mong muốn.

Một tấm phông nền có màu:

Một miếng bìa cứng có màu là hoàn hảo để dựng phông nền phía sau. Nên chọn phông nên màu tối và không cùng màu với vật thể

Dùng  Flashgun để xa máy ảnh:

Sử dụng dây cáp để kết nối flash gun đến máy ảnh của bạn.

Khuếch tán ánh sáng:

Sử dụng bộ khuếch tán để khuếch tán ánh sáng quá gay gắt của đèn flash. Bạn có thể cắt chai sữa bằng nhựa ra để làm bộ khuếch tán khi gắn vào flashgun.

CHỤP ẢNH NƯỚC VĂNG LÊN

Thiết lập máy ảnh và kỹ thuật:

1.     Thiếp lập các đạo cụ:

Nhà bếp là nơi lý tưởng, vì nó cao vừa tầm, chắc chắn và bề mặt không thấm nước để cho bạn dễ dàng hơn trong việc chụp. Lấy nước đổ vào bình đựng nước bằng thủy tinh có mặt phẳng, sau đó cố định tấm bìa cứng để phía sau làm phông nền cho bạn. Tiếp theo để flashgun có gắn bộ khuếch tán qua phía bên cạnh, ra sau chiếc bình, gắn bộ khuếch tán làm dịu ánh sáng từ flashgun.

Một cái tripod chắc chắn và một ống kính cho phép bạn làm việc gần chủ thể (ống macro 60mm là lý tưởng). Bí quyết của kỹ thuật này chính là lấy được đúng ánh sáng với flashgun của bạn. Để có ánh sáng ở phía còn lại, hãy dùng một tấm hắt sáng.

CHỤP ẢNH NƯỚC VĂNG LÊN

2.     Thiết lập máy ảnh:

Để cho kết quả tốt nhất, hãy chuyển mọi thiết lập qua dùng tay. Thiếp lập tốc độ màn trập nhanh nhất có thể mà không đi ra khỏi sự đồng bộ (khoảng 1/250s là lý tưởng). Chọn khẩu độ khoảng f/8, nó sẽ cho bạn đủ độ sâu trường ảnh để giữ mọi vật trông được rõ ràng. Chụp một vài cái để kiểm tra và quyết định dùng độ phơi sáng thích hợp bằng cách sử dụng histogram và bật đèn flash như yêu cầu.

CHỤP ẢNH NƯỚC VĂNG LÊN

3.     Thả và chụp:

Trông có vẻ đơn giản nhưng bạn có thể sẽ phải chụp rất nhiều lần mới có được ảnh đẹp nhất, vì vậy hãy chắc rằng bạn còn nhiều chỗ trống trong thẻ nhớ của bạn. Chuyển sang chế độ drive để chụp liên tục, chụp từ 3 đến 4 tấm ngay khi bạn thả đồ vật vào (trong trường hợp này là quả cam). Hãy kiểm tra điểm lấy nét qua màn hình LCD để chắc rằng bạn đã lấy nét đúng.

CHỤP ẢNH NƯỚC VĂNG LÊN

Và kết quả là:

CHỤP ẢNH NƯỚC VĂNG LÊN

Chú ý: Thời gian là mọi thứ

Chọn thời gian chính xác trong thể loại ảnh này là cực kỳ quan trọng. Bạn có thể nhìn thấy 2 bức ảnh dưới đây. Một tấm chụp quá sớm và một tấm thì chụp quá trễ, và 2 tấm này chỉ cách nhau 1s mà thôi. Bạn sẽ cần chụp nhiều để có được một bức ảnh đẹp, vì vậy hãy kiên nhẫn.

CHỤP ẢNH NƯỚC VĂNG LÊN

Nhìn xa hơn: Cùng với kỹ thuật chụp ảnh thể loại này, bạn có thể làm một hệ thống để nước nhỏ từng giọt vào chiếc bình của bạn thay vì thả một quả cam vào, tuy nhiên loại này cũng sẽ đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn để có một bức ảnh đẹp.

(Sưu tầm)

]]>
https://shopmayanh.vn/chup-anh-nuoc-vang-len/feed/ 0
Hướng dẫn chụp ảnh có hiệu ứng Bokeh lung linh https://shopmayanh.vn/huong-dan-chup-anh-co-hieu-ung-bokeh-lung-linh/ https://shopmayanh.vn/huong-dan-chup-anh-co-hieu-ung-bokeh-lung-linh/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:43:29 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/huong-dan-chup-anh-co-hieu-ung-bokeh-lung-linh.htm

Không khí Lễ đã tràn ngập khắp nơi bởi những ánh đèn trang trí lung linh trên các con phố. Hôm nay mình sẽ làm 1 tutorial nho nhỏ hướng dẫn các bạn cách chụp một bức ảnh có hiệu ứng bokeh lung linh như các bạn thường thấy trên mạng.

Về cơ bản, kĩ thuật này là bạn có 1 chủ thể trong khoảng nét (in focus) và 1 background ngoài khoảng nét (out focus).

Có 2 cách để thực hiện hiệu ứng này. Bạn có thể sử dụng 1 lens có tiêu cự dài với chủ thể và background ở xa hoặc 1 lens fix (prime) có độ mở lớn với chủ thể ở gần và background ở xa.

Những thứ bạn cần chuẩn bị để tao ra hiệu ứng này như sau:

01 dây đèn nháy (số lượng và màu sắc bokeh phụ thuộc vào dây đèn nháy này)

Hướng dẫn chụp ảnh có hiệu ứng Bokeh lung linh

01 chủ thể (trong tut này mình chọn 1 chiếc máy ảnh phim cổ)

Hướng dẫn chụp ảnh có hiệu ứng Bokeh lung linh

01 nguồn sáng để chiếu sáng chủ thể (mình chọn đèn bàn và dán 1 miếng giấy a4 phía trước để làm giảm cường độ sáng và làm mềm ánh sáng)

Hướng dẫn chụp ảnh có hiệu ứng Bokeh lung linh

01 chiếc DSLR camera và lens (tùy loại)

Hướng dẫn chụp ảnh có hiệu ứng Bokeh lung linh

01 tripod để gắn DSLR camera

Hướng dẫn chụp ảnh có hiệu ứng Bokeh lung linh

Đầu tiên các bạn treo dây đèn nháy lên. Tiếp đến đặt chủ thể lên một mặt phẳng (có thể là mặt bàn,…). Lắp nguồn sáng chiếu sáng cho chủ thể. Gắn camera lên tripod và điều chỉnh khoảng cách giữa camera, chủ thể và background sao cho hợp lý. Chú ý là camera, chủ thể và đèn nháy nằm trên 1 trục thẳng hang.

Phần chuẩn bị đã xong, tất cả những việc còn lại bạn phải làm là focus vào chủ thể và chụp

Phần setup thông số camera và lens như tốc độ màn chập, độ mở ống kính, iso,… bạn có thể tùy chỉnh theo điều kiện ánh sáng tại nơi bạn chụp.

Và đây là kết quả

Hướng dẫn chụp ảnh có hiệu ứng Bokeh lung linh

Cảm ơn các bạn đã theo dõi tutorial này, chúc các bạn vui vẻ và có được những bức ảnh đẹp

Theo Luxuryphoto/ Sưu tầm

]]>
https://shopmayanh.vn/huong-dan-chup-anh-co-hieu-ung-bokeh-lung-linh/feed/ 0
15 cảm nghĩ về bố cục trong nhiếp ảnh https://shopmayanh.vn/15-cam-nghi-ve-bo-cuc-trong-nhiep-anh/ https://shopmayanh.vn/15-cam-nghi-ve-bo-cuc-trong-nhiep-anh/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:43:17 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/15-cam-nghi-ve-bo-cuc-trong-nhiep-anh.htm

Đây là quan điểm cá nhân của một nhiếp ảnh gia phong cảnh nổi tiếng Alain Briot , vì từ ngữ rất khúc triết nên dịch giả (Dr.Thanh) để song song Việt – Anh cho tiện tham khảo. Imagination is more important than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world. “Albert Einstein” (Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức là có hạn còn trí tưởng tượng bao trùm cả thế gian)

1 – Bố cục là cách thể hiện mạnh mẽ nhất của sự nhìn
– Đây là định nghĩa về bố cục của Edward Weston’s definition of composition.
– Và vẫn là định nghĩa ưa thích của tôi về bố cục.

1 – Composition is the strongest way of seeing
– This is Edward Weston’s definition of composition.
– It is still my favorite definition of composition.

_______________________________________

2 – Bố cục không chỉ là sự xếp đặt các đối tượng trong khung hình
– Bố cục còn là việc sử dụng màu sắc, tương phản và ánh sáng.
– Bố cục bao gồm hậu kỳ khi xử lý file raw và chỉnh sửa bằng Photoshop.

2 – Composition is not just the placement of objects in the frame
– Composition also involves using color, contrast and light .
– Composition includes post processing in the raw converter and in Photoshop.

________________________________________

3 – Mục đích của bố cục là để thể hiện cái nhìn và cảm xúc của bạn trước một khung cảnh
– Mục đích của Bố cục Nghệ thuật không phải là ghi lại tính hiện thực của khung cảnh. – hay là kiến tạo một bức ảnh chỉ hoàn hảo về mặt kỹ thuật.
– Mục đích của nó là sáng tạo ra một bức ảnh ở một tầm cao hơn, cả về tính biểu cảm lẫn kỹ thuật.

3 – The goal of composition is to express your vision and your emotional response to the scene
– The goal of Fine Art Composition is not to create a documentary representation of the scene.
– Nor is it to create a photograph that is only technically perfect .
– The goal is to create an image that is superior, both expressively and technically.

________________________________________

4 – Cái mà máy ảnh ghi nhận lại là khách quan. Cái mà người nghệ sĩ nhìn và cảm thấy là chủ quan
– Đánh giá và thu nhận rung động của bạn trước cảnh đẹp.
– Ghi lại cảm xúc đó bằng chữ hoặc qua ghi âm.
– Sử dụng ánh sáng, màu sắc, tương phản, bố cục và cắt cúp để tại tạo lại cảm xúc đó bằng hình ảnh.
– Ứng dụng điều này ngay ở thực địa và ở trong studio.

4 – What the camera captures is objective. What the artist sees and feels is subjective
– Take stock of your emotional response to the scene in front of you.
– Record those emotions in writing or in audio.
– Use light, color, contrast, composition and cropping to reproduce these emotions visually.
– Work on this both in the field and in the studio.

________________________________________

5 – Nghĩ về ánh sáng đầu tiên
– Một bức ảnh đẹp chỉ có thể tốt với ánh sáng bạn áp dụng.
– Chủ thể không quan trọng bằng ánh sáng làm rạng rỡ chủ thể.
– Chủ thể tốt đến đâu mà ánh sáng dở thì cũng không thể tạo nên một ảnh đẹp.

5 – Think first about light
– A photograph is only as good as the light you use.
– The subject is less important than the light that illuminates this subject.
– The best subject in bad light does not make for a good photograph.

________________________________________

6 – Sử dụng tương quan tiền cảnh – hậu cảnh
– Tìm một tiền cảnh tuyệt vời để đặt đằng trước một hậu cảnh tuyệt vời.
– Cần tìm tiền cảnh đủ rộng để có một giá trị quan trọng trong bố cục.

6 – Use foreground-background relationships
– Find a great foreground and place it in front of a great background.
– Make sure your foreground is large enough to play an important role in the composition.

________________________________________

7 – Tương phản đối lập với các thành tố
– Con người thường nhìn và suy nghĩ theo kiểu đối lập.
– Bởi vậy nên nó sẽ là cái mà họ quan tâm tới.
Các ví dụ về đối lập:
– Tĩnh tại / vận động
– Trẻ / già
– Lớn / nhỏ
– Tự nhiên / nhân tạo

7 – Contrast opposites elements
– Human beings think and see in terms of opposites .
– Therefore this is something everyone can relate to.
Opposite examples include:
– Static / moving
– Young / old
– Large / small
– Organic / man made

________________________________________

8 – Sáng tác một bức ảnh không có nghĩa là làm lại thứ mà người ta đã làm từ trước
– Nếu mục đích chỉ là làm lại một bức ảnh bạn đã nhìn thấy, thì tốt nhất là đi mua một cái bưu thiếp, một cuốn sách hay tranh khổ lớn.
– Bạn chẳng thể là ai khác, bởi vậy bạn không thể chụp một tấm hình như người khác.
– Bạn làm điều đó sẽ chỉ phí thời gian mà thôi.
– Thay vào đó, hãy sáng tạo ngay những bức ảnh của riêng bạn.

8 – Composing a photograph is not about redoing what someone else has done before
– If tempted to redo an image you have seen, just buy the postcard, the book or the poster.
– You cannot be someone else, therefore you cannot take the same photographs as someone else.
– You will waste time trying to do so.
– Instead, start to create your own images right away.

________________________________________

9 – Chịu ảnh hưởng bởi người khác và làm lại những gì người khác làm, là 2 chuyện khác nhau
– Bạn hoàn toàn có thể chịu ảnh hưởng / lây cảm hứng bởi các tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác.
– Chúng ta luôn có cảm hứng từ các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia khác.
– Đây là một đặc tính của tiến trình nghệ thuật.

9 – Being inspired by and redoing someone else’s work are two different things
– You can certainly be inspired by the work of other photographers.
– We have all been inspired by the work of other artists and photographers.
– This is an inherent aspect of the artistic process.

________________________________________

10 – Không công nghệ nào có thể thay thế được cảm hứng
– Máy ảnh và công cụ chỉ là kỹ thuật.
– Cảm hứng mới là nghệ thuật.
– Hai điều này tồn tại ở hai mặt phẳng khác nhau.
– Đạt được phong cách cá nhân trong nghệ thuật có nghĩa là làm việc với một tư cách nghệ sĩ chứ không phải là một kỹ thuật viên.

10 – No amount of technology can make up for a lack of inspiration
– Cameras and other gears are technical. – Inspiration is artistic.
– The two exist on different planes.
– Achieving a Personal style in Fine Art means working as an artist not just as a technician.

________________________________________

11 – Con người, chứ không phải là máy ảnh, chụp ảnh
– Đương nhiên máy ảnh là điều kiện cần.
– Tuy nhiên máy ảnh chẳng thể tự chụp ảnh cũng như là cái xe hơi chẳng thể tự chạy.

11 – People, not cameras, compose photographs
– Certainly, a camera is a necessity.
– However, your camera cannot compose a photograph anymore than your car can drive itself.

________________________________________

12 – “Đúng” là bất cứ thứ gì có lý khi mục tiêu của nó là sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật
– Không có cái gọi là còn cái đúng khác trong nghệ thuật.
– Nghệ thuật là gì? Là một câu hỏi có rất nhiều câu trả lời.
– Bởi vậy chúng ta phải tự trả lời cho câu hỏi đó.
– Chúng ta đồng thời cũng có khả năng không đồng tình với những người khác bởi nghệ thuật là một hoạt động phân cực.

12 – “Correct” is whatever works when the goal is to create fine art
– There is no such thing as Other right thing in art.
– What is Art ? is a question to which there are many answers.
– We therefore have to answer this question for ourselves.
– We are also bound to disagree with others because fine art is a polarized activity.

________________________________________

13 – Ảnh nghệ thuật mộc chỉ là huyễn hoặc
– Tất cả các bức ảnh nghệ thuật đều phải được chỉnh sửa từ hình ảnh ghi nhận từ máy ảnh ra.
– Bố cục của một bức ảnh bắt đầu từ thực địa và tiếp tục được xử lý tại studio.
– Điều này được tạo bởi quá trình tối ưu hóa hình ảnh bởi màu sắc, tương phản, khung viền, định dạng kích thước v.v đều là các cấu thành của bố cục.

13 – Straight fine art prints are a myth
– All fine art prints are a modification of the image recorded by the camera.
– The composition of the image you started in the field is continued in the studio
– This is done through image optimization because colors, contrast, borders, image format, etc. are all part of composition.

________________________________________

14 – Một cân bằng màu “đúng” là cách mạnh mẽ nhất khi nhìn vào màu sắc
– Không có cái gì gọi là cân bằng màu “đúng” trong nghệ thuật.
– Đó là bởi vì màu sắc là một trong những cách bạn thể hiện xúc cảm đối với cảnh đẹp.
– Vì lý do này, cân bằng màu “đúng” đối với một hình ảnh cụ thể sẽ khác nhau đối với mỗi nhiếp ảnh gia.

14 – The “right” color balance is the strongest way of seeing color
– There is no such thing as the “right” color balance in Fine Art.
– This is because color is one of the ways you express your emotional response to the scene.
– For this reason, the “right” color balance for a specific image will differ from one photographer to the next.

________________________________________

15 – Bố cục hay nhất là bố cục mà bạn không hề nhìn thấy trước cho tới khi sáng tạo ra nó
– Tái tạo lại một bố cục bạn nhìn thấy từ trước thì dễ quá.
– Sáng tạo một bố cục hoàn toàn mới, cái mà bạn chưa bao giờ thấy, mới là khó.
– Đó là bởi vì làm như vậy đòi hỏi phải biến đổi một tự nhiên hỗn loạn thành một hình ảnh có sắp xếp.
– Nó bao gồm việc thiết lập trật tự từ sự hỗn mang – như Elliott Porter đã từng nói.

15 – The finest compositions are those you never saw until you created them
– Recreating a composition you saw before is easy.
– Creating a brand new composition, one you have never seen before, is difficult.
– This is because doing so requires transforming the natural chaos into an organized image.
– It involves creating order out of chaos, as Elliott Porter said.

Tác giả bài viết: Alain Briot , dịch giả Dr.Thanh
Nguồn tin:
Dohoavn.net

]]>
https://shopmayanh.vn/15-cam-nghi-ve-bo-cuc-trong-nhiep-anh/feed/ 0
4 bước chụp một bức ảnh cầu vồng https://shopmayanh.vn/4-buoc-chup-mot-buc-anh-cau-vong/ https://shopmayanh.vn/4-buoc-chup-mot-buc-anh-cau-vong/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:43:07 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/4-buoc-chup-mot-buc-anh-cau-vong.htm

Cầu vồng là một trong những màn ngoạn mục nhất của ánh sáng trong thế giới tự nhiên. Ánh sáng mặt trời chạm các giọt nước sau đó được khúc xạ và tách thành các màu sắc khác nhau rồi tạo ra một vòng cung màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh da trời, chàm và tím sọc. Mọi người đều biết rằng cầu vồng xảy ra khi nhận được sự pha trộn hoàn hảo của ánh nắng mặt trời và lượng mưa. Vì vậy nếu trời đang nắng thì tại sao không thử một trong những ý tưởng sáng trong nhiếp ảnh để làm cầu vồng của riêng bạn.

1. Đặt vị trí ống phun nước

Trước hết bạn sẽ chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng trong điều kiện có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tiếp theo bạn cần một ống phun nước mà có thể điều chỉnh đường nước phóng ra, yêu cầu nước phun ra không quá mạnh, chỉ cần như phun sương mù. Để thuận tiện hãy ống nước vào một chân máy hoặc giá đỡ để có thể dễ dàng di chuyển, xoay và điều chỉnh.

2. Tìm cầu vồng

Có một sự thật là mặt trời luôn luôn là phía sau lưng bạn khi bạn nhìn thấy một cầu vồng, với các trung tâm của vòng cung đối diện trực tiếp là nguồn gốc của ánh sáng. Vì vậy hãy đứng quay lưng lại với ánh nắng mặt trời, bật vòi nước và điều chỉnh góc ống nước cho đến khi bạn nhìn thấy một cầu vồng xuất hiện trong nước. Cầu vồng sẽ dễ dàng xuất hiện hơn nếu phía trước bạn là nền tối vì vậy hãy chọn vị trí mà phía trước bạn và vòi nước là một nền có màu tối như gần một cái cây hoặc bức tường.

3. Thiết lập cho máy ảnh

Thiết lập máy ảnh của bạn là Aperture Priority (Ưu tiên khẩu độ) và sử dụng một khẩu độ rộng chẳng hạn như f4. Để ISO400 trong ánh sáng mặt trời trực tiếp, điều này có nghĩa là tốc độ màn trập đủ nhanh để đóng băng các chuyển động của nước (1/2000 giây). Ngoài để chụp với một nền tối phía trước như vậy bạn cần sử dụng nút đền bù phơi sáng của máy ảnh DSLR (DSLRs Exposure Compensation).

4. Tăng màu sắc

Sử dụng chế độ lấy nét thủ công (lấy nét bằng tay) sau đó tập trung vào những giọt nước và bắt đầu chụp. Sau khi đã có ảnh bạn hãy mở phần mềm Photoshop Camera Raw hoặc Lightroom sau đó sử dụng các thanh trượt để tăng độ tương phản và độ bão hòa. Sử dụng Panel HSL trong Camera Raw (hoặc lệnh Hue/Saturation trong Photoshop) để nhắm mục tiêu bão hòa của các dãy màu khác nhau. Bạn có thể tăng bất kỳ màu sắc nào nếu thấy cần thiết, chẳng hạn như xanh dương và cam trong cầu vồng.

Theo Digital Camera World

]]>
https://shopmayanh.vn/4-buoc-chup-mot-buc-anh-cau-vong/feed/ 0
Hướng dẫn chụp một bức ảnh có chiều sâu https://shopmayanh.vn/huong-dan-chup-mot-buc-anh-co-chieu-sau/ https://shopmayanh.vn/huong-dan-chup-mot-buc-anh-co-chieu-sau/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:43:00 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/huong-dan-chup-mot-buc-anh-co-chieu-sau.htm

Trong nhiếp ảnh có “Luật xa gần”, Một khi nắm bắt và hiểu rõ về luật này, hay nói dễ hiểu hơn là về phối cảnh, những tác phẩm của bạn trông không chỉ có chiều sâu, mà còn rất có hồn.

Phối cảnh đường thẳng

Đây là loại phối cảnh mà bạn sẽ thường gặp nhất trong đời sống, và cũng là loại dễ thực hành nhất. Điểm nhấn của tấm ảnh sẽ là hai bên lề của con đường, tốt nhất bạn nên đưa hai đường song song này vào giữa khung hình để tạo điểm nhấn. Cố gắng lấy nét ở vô cực, để khẩu nhỏ, và đừng để những đối tượng khác như xe cộ hay người qua lại lọt vào khung hình gây rối mắt. Kết quả là bạn sẽ có một con đường dài hun hút như xoáy sâu vào thị giác người xem vậy. Nói cách khác, những bức ảnh kiểu này rất dễ tạo ấn tượng mạnh, do nó khiến người xem có ảo giác về không gian.


Ảnh: Ben Fredericson.

Để chụp những tấm hình kiểu này, tốt nhất bạn nên sử dụng những lens góc rộng. Loại ống kính này sẽ làm tăng cảm nhận về độ sâu của bức ảnh, do nó có khả năng xóa nhòa ranh giới giữa tiền cảnh và hậu cảnh bằng cách nhấn mạnh vào điểm cuối tấm hình, nơi gặp nhau của hai đường thẳng. Nếu bạn dùng những ống kính tele, góc hẹp, mọi chuyện sẽ khó khăn hơn một chút do thế mạnh loại lens này là DOF nông, nó chỉ lấy nét tại một vùng, mà không tạo được sự kết nối, liền mạch, và có độ nét thông suốt giữa tiền cảnh và hậu cảnh như các lens wide.


Ảnh: Bas Lammers.

Các bức ảnh dưới đây được chụp bằng lens góc rộng 18mm, và bạn có thể thấy người chụp vừa thể hiện được đầy đủ những chi tiết cần thiết, nhưng vẫn tạo được điểm nhấn, và độ sâu cho tấm hình mà không hề bị rối mắt. Ngoài ra góc độ chụp cao hay thấp cũng ảnh hưởng nhiều tới kết quả, bạn hãy tự mình trải nghiệm để tìm ra kỹ thuật chụp nào hợp gu của mình nhất.


Ảnh: …-Wink-… .

Phối cảnh kiểu thu nhỏ

Loại phối cảnh này tương đối giống với kiểu đường thẳng ở chỗ cả hai cùng thể hiện cái nhìn xa xăm, với một đường thẳng chứa các chủ thể ngày càng xa vời và nhỏ bé dần. Nếu bạn định chụp một con đường vắng vẻ vào buổi tối với hai hàng đèn đường lạnh lẽo mỗi bên thì rất nên lưu ý tới kiểu bố cục này. Bạn nên đặt hai hàng cột thẳng hàng vào tiền cảnh để tạo điểm nhấn, càng ra xa những chiếc đèn càng nhỏ đi, và cho tới cuối khung hình ta chỉ nhận ra những chấm nhỏ lờ mờ. Bạn phải chú ý, điểm nhấn của loại bố cục này là một hàng/dãy các vật thể cứ bé dần đều, chúng rõ nét ở tiền cảnh, và càng tiến về hậu cảnh càng mờ nhạt dần, đó chính là sự khác biệt cơ bản so với phối cảnh kiểu đường thẳng.


Ảnh: Giovanni Orlando.

Một điểm lưu ý nữa khi định áp dũng kỹ thuật này là các chủ thể phải đồng nhất, tốt nhất là cùng một loại về màu sắc, hình dạng và kích cỡ như các tấm hình bên dưới. Sở dĩ phải để tâm đến điều này bởi thị giác con người chỉ bị thu hút khi các vật thể có cùng kích thước nhưng khác nhau về khoảng cách. Làm tốt bố cụ loại này bức ảnh của bạn sẽ rất “tâm trạng” và có chiều sâu.


Ảnh: paul bica.

Một trường hợp khác cũng rất nên áp dụng phối cảnh thu nhỏ là khi chụp cầu thang từ trên xuống, nhất là dạng xoắn ốc. Nếu gặp dạng này, bạn hãy đứng từ vị trí cao nhất có thể, và tưởng tượng ra một đường thẳng ở tâm của hình xoắc ốc, nhớ là đường thẳng đứng, vuông góc với mặt đất chứ không phải đường nằm ngang. Khi đó, càng xoáy sâu xuống bên dưới thì cảnh vật càng thu nhỏ lại, và ta có cảm giác hệ cầu thang đồ sộ này sẽ mất hút tại một điểm nằm ở tâm bức hình. Nói một cách dễ hiểu, bạn chọn điểm giao cắt của đường thẳng bên trên với mặt đất là điểm lấy nét, và nhấn nút chụp.


Ảnh: . SantiMB .


Ảnh: Marcel Germain.

Phối cảnh trên không

Hiện nay rất nhiều người ưa dùng phối cảnh này khi chụp ảnh phong cảnh, đặc biệt là ở những nơi rộng rãi, có nhiều mây khói hoặc sương mù ở phía xa. Chụp ảnh trong những điều kiện thời tiết như vậy không những tạo được điểm nhấn về hình dạng của chủ thể, mà còn đưa thêm hiệu ứng về chiều sâu cho người xem. Đối tượng gần ống kính máy ảnh nhất sẽ hiện lên sẽ rất đậm nét, thậm chí có phần hơi bão hòa màu, tuy nhiên càng ra xa mọi thứ càng trở nên mờ ảo cũng như nhẹ nhàng hơn nhiều.


Ảnh: Éole Wind.

Khi nhìn một bức ảnh chụp theo phong cách này, bạn sẽ có cảm giác nó được tạo nên bởi nhiều lớp khác nhau, hệt như một tác phẩm tranh vẽ. Chính sự tương phản rõ rệt về màu sắc và độ nét của phần tiền cảnh và hậu cảnh đã tạo nên điều này. Thông thường khi xem một tấm ảnh loại này, đôi mắt sẽ bị thu hút trước tiên bởi phần rõ nét và có màu sắc nổi bật ở gần, sau đó mới đến phần phía sau. Vì là ảnh chụp phong cảnh nên thường sẽ chỉ có một màu sắc chủ đạo duy nhất, tuy nhiên sự khác biệt lớn về độ tương phản được tao nên bởi các tia sáng bị khúc xạ khi đi qua từng cao độ khác nhau của khí quyển đã tạo nên một hiệu ứng vô cùng đẹp mắt.


Ảnh: James Jordan.

Nếu bạn là người yêu thích hội họa, phối cảnh kiểu này đã từ lâu là một trong những chuẩn mực kinh điển. Tuy nhiên, với nhiếp ảnh thì các tay máy mới chỉ thực sự đào sâu tìm hiểu và khám phá chúng trong thời gian gần đây. Để chụp tốt loại này, bạn trước tiên cần chú ý đến hai yếu tố khách quan là ánh sáng và thời tiết. Không có một chuẩn mực nào để ta có thể đem ra như một công thức chung, nhưng bạn nên xem xét căn chỉnh kĩ để có một shot hình ưng ý nhất mà không phải qua hậu kỳ nhiều. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng loại ống kính có tiêu cự dài (tele) vì khả năng tạo điểm nhấn cho chủ thể ở gần máy ảnh tốt hơn nhiều so với loại ống kính góc rộng. Dùng lens kiểu này phần tiền cảnh sẽ được làm nổi bật hẳn lên so với phần hậu cảnh ở xa có sương khói mù mịt. Một lưu ý nữa là lens tele khi zoom xa thường bị nhòe và rung, do đó bạn nên mang theo một tripod để đảm bảo tác phẩm của mình có độ sắc nét tối đa.


Ảnh: Marcel Germain.

Khoảng thời gian tốt nhất trong năm để bạn thực hành kiểu phối cảnh này là những ngày mùa đông nhiều sương mù, nhưng nếu “trình” cao thì bạn có thể chơi được cả vào mùa hè, mỗi khi trời vừa mưa rào xong. Ngoài ra, còn có một lưu ý nữa về mặt kỹ thuật là về độ phơi sáng, thường thì trong những điều kiện như trên ảnh thường bị tối, và khá ảm đạm, nhưng nếu biết cách áp dụng một vài chiêu để chọn điểm khóa sáng thích hợp, bạn hoàn toàn có thể đánh lừa cảm biến của máy ảnh và tạo ra những tấm hình tươi tắn cân đối hơn đời thực nhiều. Ngoài ra, tốt nhất bạn nên đưa máy ảnh về chế độ chỉnh tay hoàn toàn (mode M) để có thể toàn quyền can thiệp về khẩu, tốc, ISO thì mới có kết quả hoàn chỉnh được.


Ảnh: coyote-agile.

Độ sâu trường ảnh

Đây là khái niệm không còn quá xa lạ hay khó hiểu với đa số những người yêu thích chụp ảnh. DOF (depth of field) ảnh hưởng trực tiếp đến độ sắc nét của chủ thể và độ mờ của phần hậu cảnh/tiền cảnh. Não của chúng ta thường tiếp nhận thông tin về chủ thể ở gần cũng nghĩa là vật rõ nét nhất trước tiên, sau đó mới tới các phần ở xa hơn. Càng ra xa khung cảnh càng mờ và làm nền cho vật thể ở gần nổi bật hơn, đó là những gì thuộc về thị giác, chứ không chỉ của nhiếp ảnh.


Ảnh: Dustin Diaz.

Hãy thử tưởng tượng khi bạn đang chụp chân dung một người đứng trước một bức tường gạch, ở khẩu độ f/2,8 và lấy nét vào khuôn mặt. Lẽ dĩ nhiên, người đó trông chỉ nét hơn bức tường phía sau đôi chút. Bây giờ, chỉ cần anh/cô ấy đứng xa bức tường kia vài bước chân, vẫn giữ nguyên các thông số và điểm lấy nét, kết quả sẽ hoàn toàn khác. Phần hậu cảnh sẽ trở nên mờ hơn nhiều, bạn càng tăng khoẳng cách thì độ mờ càng lớn.

Kết quả là bức hình sẽ làm người xem liên tưởng đến người trong bức hình ở rất xa bức tường kia và họ sẽ chỉ chú tâm vào chủ thể và không bị phân tâm vào phần background, dù sự thực không đến nỗi như vậy. Đây là minh chứng tiêu biểu cho khả năng “đánh lừa” thị giác tuyệt vời của máy ảnh khi bạn biết cách áp dụng.

Tạo khung cho ảnh

Rất đơn giản! Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là tận dụng những gì có quanh mình để làm nên một chiếc khung ngay trong tấm hình cho vật bạn chọn làm chủ thể. Tuy dễ hiểu và không khó khăn gì để áp dụng, nhưng hiệu quả của phương pháp này đem lại là rất lớn. Bạn không chỉ tạo được điểm nhấn, mà dường như còn đang vẽ ra một con đường dẫn dắt người xem đến với trọng tâm của tác phẩm. Chính điều này khiến tấm hình trở nên gọn gẽ và có chiều sâu hơn rất nhiều.


Ảnh: Trey Ratcliff.

KẾT LUẬN

Bạn thấy đấy, những kiểu bố cục, phối cảnh như trên cũng tương đối dễ hiểu và áp dụng đấy chứ. Nhưng điều quan trọng nhất cho một bức ảnh đẹp vẫn là một con mắt nghệ thuật, biết nắm bắt chính xác thời điểm và phối hợp hài hòa các nguồn sáng. Một khi làm chủ được ánh sáng, bạn sẽ dễ dàng phối các kỹ thuật trên với nhau và tạo ra một tuyệt phẩm để đời cũng nên.

]]>
https://shopmayanh.vn/huong-dan-chup-mot-buc-anh-co-chieu-sau/feed/ 0
Các tiểu xảo cần biết khi chụp ảnh https://shopmayanh.vn/cac-tieu-xao-can-biet-khi-chup-anh/ https://shopmayanh.vn/cac-tieu-xao-can-biet-khi-chup-anh/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:42:54 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/cac-tieu-xao-can-biet-khi-chup-anh.htm

Xin giới thiệu với các bạn mới chơi máy ảnh 8 tiểu xảo . Hy vọng có ít nhất một điều nào đó hữu ích cho đam mê chụp ảnh của bạn.

1. Đừng ngại cắt cúp

Rất nhiều tình huống phải bấm máy rất nhanh để giữ khoảnh khắc. Nếu canh đúng bố cục như ý trước khi bấm máy, nguy cơ mất khoảnh khắc rất cao, nhất là chủ thể chuyển động nhanh và liên tục. Vì thế, người ta thường bấm trọn chủ thể giữa khung đủ rộng để không mất khoảnh khắc, và lấy nét trung tâm thật sự là tỷ lệ sắc nét cao nhất. Và, crop lại khung ảnh đúng bố cục theo ý là điều nhất thiết sẽ làm ở hậu kỳ ảnh. Như vậy, khi chụp ở hoàn cảnh như đã nêu, bạn mạnh dạn lấy nét giữa khung, chụp đủ rộng để lấy được chủ thể, và sau đó sẽ crop. Dĩ nhiên, kích thước ảnh sẽ giảm ít nhiều, nhưng bạn sẽ có ảnh theo ý.

2. Sử dụng nút AF-On

Chúng ta bấm nửa nút chụp để lấy nét, nhưng hầu hết máy ảnh có một nút liên quan đến việc lấy nét rất hay là nút AF-On. Nút này nằm ở phía trên mặt sau của máy ảnh. Khi bấm nút này để lấy nét tự động, bạn sẽ không lo máy chụp khi lỡ bấm lấy nét bằng cách bấm 1/2 nút chụp. Mặc khác, bấm nút chức năng này, máy sẽ không phải lấy nét lại mỗi lần bấm 1/2 nút chụp, khi đã canh đúng nét, bạn có thể khoá nét bằng nút AF. Trong rất nhiều tình huống nút AF rất hữu dụng.

3. Khẩu độ f/8

F/8 là khẩu độ vàng! Khẩu độ tối ưu của một ống kính. Tại khẩu độ này, ảnh đủ mức mềm mại và chiều sâu trường ảnh đúng mức, đặc biệt với cảnh rộng. Dĩ nhiên, không phải là chỉ chụp với f/8, nhưng với ảnh phong cảnh, khung ảnh rộng, bạn hãy thử từ f/8.

4. Phơi sáng đúng và đủ

Kỹ thuật phơi sáng tốt, bạn sẽ làm chủ thiết bị và kiểm soát đủ lượng sáng vào ống kính đến cảm quang, kết quả cho ra ảnh tốt hơn. Với máy ảnh số, bạn vẫn thấy thừa/thiếu ánh sáng vài khẩu độ là bình thường, hậu kỳ gia giảm vẫn như ý. Nhưng kỳ thực vùng thừa/thiếu sáng sẽ mất chi tiết nhiều, độ chuyển từ vùng màu này qua màu khác không mềm mại, màu sắc giảm độ trung thực. Tập luyện cân chỉnh các thông số khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO thuần thục là điều nhất thiết.

5. Kỹ thuật chồng nét (Focus Stacking)

Để tạo một bức ảnh có độ nét sâu, đặc biệt với ảnh tĩnh vật, sản phẩm hoặc macro, bạn đã chụp ở khẩu nhỏ nhất, độ nét chưa đủ sâu, bạn sẽ phải dùng kỹ thuật chồng nét. Thực hiện bằng cách gắn máy ảnh cố định khung ảnh, đối tượng không chuyển động, chụp nhiều ảnh cùng khung với điểm nét mỗi lần chụp thay đổi từ điểm gần nhất và sâu dần cho đến hết đối tượng. 6. Đừng tham nhiều chi tiết

Có nhiều ảnh đẹp, nhưng tác giả giữ nhiều chi tiết trong khung ảnh quá, thành ra bức ảnh không tạo sự tập trung vào đối tượng cần nổi bật. Một bức ảnh rối rắm! Thường thì người chụp hay tiếc những thành phần hay ho nào đó, nên không cắt cúp hay bố cục loại chúng đi. Bạn hãy tạo một bức ảnh đơn giản các thành phần ảnh, giữ những gì cần thiết muốn người xem tập trung vào nó.

7. Mirro lock-up

Khi phơi sáng tốc độ chậm như phơi đêm chẳng hạn, bật chế độ mirror lockup, bấm nút chụp lần thứ nhất trên remote, màn trập mở và bấm nút chụp lần 2 thì khi đó máy ảnh bắt đầu chụp. Thủ thuật này được sử dụng để tránh một tác động làm rung máy của màn trập khi bật lên, và bạn sẽ có bức ảnh đạt độ nét cao nhất. Tuy nhiên, một số máy không có chức năng này nhé! 8. Chỉnh sửa

Ngoại trừ thể loại ảnh không cho phép chỉnh sửa, còn lại việc chỉnh sửa ảnh là một việc làm thể hiện sự tôn trọng người xem và tôn trọng chính mình. Sự nâng niu chắt chiu một tấm ảnh từ khi chụp đến hậu kỳ trước khi chia sẻ là sự tôn trọng sự đam mê và tác phẩm của bạn.

]]>
https://shopmayanh.vn/cac-tieu-xao-can-biet-khi-chup-anh/feed/ 0
Cách xử lý màu trên máy ảnh https://shopmayanh.vn/cach-xu-ly-mau-tren-may-anh/ https://shopmayanh.vn/cach-xu-ly-mau-tren-may-anh/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:42:43 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/cach-xu-ly-mau-tren-may-anh.htm

Nếu bạn có thói quen chụp ảnh kỹ thuật số ở định dạng ảnh thô RAW (.NEF) rất có thể bạn sẽ không cần để ý tới các chức năng điều chỉnh màu sắc ngay trên máy ảnh bởi với định dạng RAW, ảnh được lưu trữ không qua xử lý màu sắc trên máy ảnh và công việc chỉnh sửa màu sắc của ảnh sẽ được thực hiện chủ yếu bằng các phần mềm trên máy tính sau khi chụp.

Tuy nhiên, nếu bạn chụp ở định dạng ảnh nén JPEG/JPG, máy ảnh sẽ xử lý màu sắc ngay trên máy bằng các phần mềm cài cứng (firmware) và theo các chế độ do người chụp lựa chọn thông qua menu của máy ảnh. Lựa chọn và mặc định đúng chế độ màu sắc sẽ giúp ảnh có màu sắc đep hơn.

A. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MÀU SẮC CỦA ẢNH KTS

Với một màn hình máy tính được căn chỉnh màu sắc hiển thị trung thực, nhiều khi xem lại ảnh bạn thấy ảnh chụp không được trung thực hoặc có màu sắc quá lòe loẹt, v.v… Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng tới màu sắc của một bức ảnh, đặc biệt ảnh kỹ thuật số?

1. Cảm biến quang (photo-sensor)

Mỗi thân máy KTS đều có một cảm biến thu nhận hình ảnh trong đó có màu sắc của ảnh. Các loại thân máy chất lượng cao thường được gắn các cảm biến loại tốt, thu nhận trung thực màu sắc hình ảnh. Kèm theo cảm biến là các phần mềm cài đặt trên thân máy có tác dụng “dịch” thông tin và lưu trữ thông tin của một bức ảnh. Khi mua máy DSLR, bạn nên tìm hiểu kỹ đánh giá các thân máy để tìm được loại máy tốt, cho màu sắc hình ảnh trung thực. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới màu sắc của ảnh, và người chụp cũng không thể can thiệp khi đã “chót yêu” một thân máy nào đó.

2. Ống kính (lens)

Sử dụng các loại ống kính khác nhau rất có thể làm thay đổi màu sắc của ảnh do mỗi loại ống kính đều có các lớp phủ bề mặt thấu kính khác nhau để đem lại các hiệu ứng nhất định. Dù mong muốn hay không, các lớp phủ bề mặt này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới màu sắc của ánh sáng phản xạ từ chủ thể tới cảm biến thu nhận hình ảnh. Các hãng ống kính nổi tiếng như Canon hay Nikon thường sản xuất được các ống kính chất lượng cao, cho màu sắc trung thực – tuy không phải ống nào của các hãng này cũng có chất lượng như nhau. Các ống kính của các hãng thứ ba sản xuất ống kính có thể có chất lượng thua kém chút ít, ví dụ như các ống kính Tamron thường cho màu sắc sặc sỡ, hơi có phần cường điệu, trong khi đó, ống kính của hãng Sigma lại cho màu sắc hơi giảm tông màu, ảnh nhạt hơn đôi chút. Khi mua ống kính, bạn cũng nên tham khảo đánh giá với một ống kính cụ thể để lựa chọn tốt hơn.

3. Đo sáng và phơi sáng (metering & exposure)

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới màu sắc của ảnh chính là việc điều chỉnh phơi sáng cho tấm ảnh. Ảnh thừa sáng (overexposure) thường có màu sắc nhợt nhạt hơn; ngược lại, ảnh thiếu sáng (underexposure) thường cho màu sắc tối thẫm, cả hai trường hợp đều cho ra đời những tấm ảnh không trung thực về màu sắc. Để phơi sáng “đúng sáng”, bạn cần là người có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh và biết cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ như thiết bị đo sáng (light meter) hay đơn giản hơn là tấm (bìa) xám (gray card) và biết cách sử dụng các chế độ căn sáng hợp lý trên máy ảnh KTS DSLR.

4. Cân bằng trắng (white balance / WB)

Cân bằng trắng là một chức năng rất quan trọng bảo đảm màu sắc trung thực khi chụp ảnh kỹ thuật số. Ghi chú: trong quay phim video, kèm với cân bằng trắng còn có khái niệm cân bằng đen (black balance) cũng rất quan trọng. Khác với ảnh chụp bằng phim nhựa có màu sắc được tạo bởi các lớp hóa chất phủ trên bản phim, ảnh kỹ thuật số được xác định màu sắc dựa vào cảm biến số và phần mềm cài đặt trên thân máy. Để máy qui chiếu màu sắc được chính xác, cảm biến và phần mềm trên máy cần “hiểu được” thế nào là màu trắng, từ đó qui chiếu các màu khác một cách trung thực nhất. Trên máy DSLR thường có nhiều chế độ cân bằng trắng (white balance mode / WB mode) khác nhau cho các môi trường ánh sáng khác nhau như: tự động (auto), đèn ảnh (flash), đèn neon (fluorescent), đèn sợi tóc (incandescent), trời có mây (cloudy), mặc định sẵn (preset) hay theo nhiệt độ màu Kelvin, v.v… Bạn nên tìm hiểu và thử nghiệm các chế độ cân bằng trắng khác nhau trên thân máy ảnh của bạn, cũng như sử dụng tấm bìa trắng (hay giấy trắng, v.v…) và đặc biệt sử dụng chế độ điều chỉnh theo nhiệt độ màu Kelvin để hỗ trợ cân bằng trắng hiệu quả.

5. Các chế độ xử lý màu sắc trên máy ảnh

Như đã nói ở phần đầu, ảnh chụp ở định dạng JPEG/JPG sẽ được máy ảnh KTS xử lý – trong đó có cân chỉnh màu sắc theo các giá trị do máy và người chụp mặc định. Một trong các chức năng của hầu hết các máy ảnh DSLR là chức năng hiệu chỉnh hình ảnh. Chức năng này có thể được gọi bằng các thuật ngữ khác nhau ở các hãng máy ảnh khác nhau, ví dụ như ở máy Canon thường được gọi là “các phong cách ảnh” (PIcture Styles) hay ở Nikon là “tối ưu hóa hình ảnh” (Optimize Image) hoặc “điều chỉnh hình ảnh”  (Picture Controls) nhưng tựu trung đều có chức năng hiệu chỉnh gam màu, tông màu kèm theo đó là độ tương phản và độ sắc nét của hình ảnh.

B. LỰA CHỌN VÀ MẶC ĐỊNH CÁC CHỨC NĂNG HIỆU CHỈNH HÌNH ẢNH

Sau đây,  hướng dẫn sơ bộ cách sử dụng chức năng hiệu chỉnh hình ảnh trên máy DSLR Canon và Nikon. Hướng dẫn tập trung vào các tính năng phổ biến nhất. Ở các loại máy cụ thể khác nhau có thể có một số tính năng hơi khác nhau đôi chút.

Canon DSLR: Lựa chọn phong cách ảnh (Picture Styles)

Menu điều chỉnh chế độ xử lý hình ảnh trên Canon DSLR

1. Tìm tới menu Lựa chọn các chế độ xử lý ảnh (Picture Style) và nhấn SET để lựa chọn hoặc ấn định giá trị.

2. Chọn chế độ mong muốn bao gồm Tiêu chuẩn (Standard / S), Chân dung (Portrait / P), Phong cảnh (Landscape / L), Trung hòa (Neutral / N), Trung thực (Faithful / F), Đen trắng (Monochrome / M) hoặc một trong các chế độ do người sử dụng mặc định.

3. Ở mỗi chế độ, người sử dụng có thể vi chỉnh (Detail set) nhằm điều chỉnh độ Sắc nét (Sharpness), Tương phản (Contrast), Sắc màu (Saturation) và Tông màu (Color tone); các giá trị điều chỉnh đều có thể tăng hoặc giảm so với Mặc định ban đầu. Nếu muốn đặt lại theo chế độ Mặc định ban đầu, chọn Default set (Mặc định).

4. Chụp thử và điều chỉnh thêm nếu cần thiết. Ghi chú: Hình minh họa của Canon EOS 550D. Các đời máy khác nhau có thể có menu và các chức năng hơi khác nhau. Nikon DSLR: Điều chỉnh xử lý hình ảnh (Picture Control)

Menu điều chỉnh chế độ xử lý hình ảnh trên Nikon DSLR

1. Tìm tới menu Điều chỉnh xử lý hình ảnh (Set Picture Control) hoặc Tối ưu hóa hình ảnh (Optimize Image) và nhấn OK.

2. Lựa chọn các chế độ xử lý ảnh mong muốn bao gồm: Tiêu chuẩn (Standard / SD), Trung hòa (Neutral / NL), Tươi sáng (Vivid / VI), Đen trắng (Monochrome / MC), Chân dung (Portrait / PT) hay Phong cảnh (Landscape / LS).

3. Kiểm tra và so sánh chế độ xử lý vừa lựa chọn với các chế độ khác bằng menu Sơ đồ điều chỉnh xử lý hình ảnh (Picture Control Grid).

4. Ở mỗi chế độ xử lý, người sử dụng có thể vi chỉnh chung bằng chức năng Vi chỉnh nhanh (Quick adjust) hoặc vi chỉnh từng yếu tố bằng cách lựa chọn và điều chỉnh từng yếu tố, bao gồm độ Sắc nét (Sharpness), Tương phản (Contrast), Sáng tối (Brightness), Sắc (Saturation) và Màu (Hue). Sau khi lựa chọn giá trị mong muốn (nhấn mũi tên phải / trái nút điều khiển trên thân máy), nhấn OK để lưu giá trị đã chọn. Nhấn Reset để quay về mặc định ban đầu.

5. Chụp thử và điều chỉnh thêm nếu cần thiết. Ghi chú: Hình minh họa của Nikon D90. Các đời máy khác nhau có thể có menu và các chức năng hơi khác nhau.

 Theo Vinacamera

]]>
https://shopmayanh.vn/cach-xu-ly-mau-tren-may-anh/feed/ 0
Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh https://shopmayanh.vn/ty-le-vang-trong-nhiep-anh/ https://shopmayanh.vn/ty-le-vang-trong-nhiep-anh/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:42:37 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/ty-le-vang-trong-nhiep-anh.htm
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh

  • >
  • Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh

Các quy tắc, định luật… chỉ giúp cho chúng ta chụp được tấm ảnh hài hoà, đúng sáng… chứ không phải là tất cả để cho ta một bức ảnh đẹp,độc đáo…
 
BỐ CỤC
 
Năm công thức của bố cục

1.Không bao giờ đặt chủ đề vào giữa tâm bức ảnh
2.Mọi bức ảnh chỉ có một và một điểm mạnh duy nhất
3.Đường cong chữ S là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chuộng nhất
4.Luôn luôn dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh
5.Đường chân trời không bao giờ cắt ngang chính giữa mà luôn nằm ở một phần ba phía trên hoặc phía dưới.

Tuy vậy, các quy tắc, định luật… chỉ giúp cho chúng ta chụp được tấm ảnh hài hoà, đúng sáng… chứ không phải là tất cả để cho ta một bức ảnh đẹp,độc đáo… Nhiều nhà nhiếp ảnh ủng hộ cho sự sáng tạo, họ ví von những quy tắc, định luật… giống như cái xe để tập đi. Khi chúng ta biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy.

Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng)

– Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
– Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh.
– Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao. 
– Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
– Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh

Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh đã thống trị suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nó trở thành mục đích của nhiếp ảnh gia để giành điểm hay đoạt giải. Hiện Việt nam cũng vấn còn nhiều quan điểm bênh vực về nó? Bởi vậy không phải ngẫu nhiên Bà Abby Robinson (nhiếp ảnh nữ người Mỹ) có viết: “Các nhiếp ảnh gia VN không những quan tâm nhiều đến sự cân bằng bố cục mà còn khát khao điều đó. Vì vậy, nếu làm một phân tích nghiêm túc thì ta sẽ thấy rõ sự hiện diện của bố trí các yếu tố hình ảnh theo tỷ lệ vàng trong mọi bức ảnh ở đây”, một nhận xét cần suy nghĩ cho nhiếp ảnh VN.

Cũng như vấn đề đúng sáng, độ nét, chi tiết – đó cũng là những cái đầu tiên những ai học về nhiếp ảnh được học – nhưng thực tế một tấm ảnh có đủ những cái trên chưa chắc đã đẹp, và một tấm ảnh đẹp chưa chắc đã cần tuân thủ nhưng nguyên tắc trên. Học, hiểu và vận dụng. Biết bố cục, chụp đúng theo quy tắc về bố cục là khó- chụp theo kiểu phá bố cục mà đẹp được mới là khó hơn

VD minh họa

– Ảnh chỉ có một điểm mạnh và điểm mạnh và điểm mạnh này nằm ở tọa độ 1/3 rộng x 1/3 cao 

Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh

  – Nét lượn chữ S trong bối cảnh 

Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh

  – Đường chân trời ở 1/3 hặc 2/3 chiều cao bức ảnh 

Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh

  – Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh 

Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh

Sưu tầm

]]>
https://shopmayanh.vn/ty-le-vang-trong-nhiep-anh/feed/ 0
Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục https://shopmayanh.vn/cac-ly-do-kho-lay-net-va-cach-khac-phuc/ https://shopmayanh.vn/cac-ly-do-kho-lay-net-va-cach-khac-phuc/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:42:28 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/cac-ly-do-kho-lay-net-va-cach-khac-phuc.htm
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh

  • >
  • Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Độ sắc nét là một tiêu chi cơ bản trong nhiếp ảnh. Bài viết này sẽ phân tích những nguyên nhân khiến một tấm ảnh không nét và đưa ra những cách khắc phục tình trạng này

1. Tốc độ chụp quá chậm:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Từ thời máy phim có 1 mẹo để có một tấm ảnh nét khi chụp máy cầm tay đó là chỉnh tốc độ ít nhất bằng 1 giây / tiêu cự của lens. Ví dụ như nếu bạn đang chụp với 1 lens tiêu cự 100mm thì tốc độ chụp tối thiểu là 1/100s như vậy chỉ cần chụp với tốc 1/125 hay nhanh hơn thì ảnh sẽ nét.

Ngày nay luật này vẫn được áp dụng nhưng lại phức tạp hơn do độ phóng đại khẩu độ của những máy crop và hệ thống chống rung.

Ví dụ, khi lắp 1 lens 100mm lên một máy Nikon APS-C dạng SLR như D5200 có độ phóng đại là 1.5x, thì khẩu độ thật của lens trở thành 150mm và tốc độ tối thiểu phải là 1/150s. Hoặc gắng trên Canon APS-C DSLR như EOS 650D có độ phóng đại 1.6x thì tốc độ tối thiểu phải là 1/160s.

Hệ thống chống rung trong một số lens và body có cơ chế loại bỏ được những dich chuyển nhỏ của máy và cho phép ta chụp với tốc độ chậm khi chụp bằng tay.

Nhiều lens có thể bù được cho ta đến 4EV. Có nghĩa tốc độ có thể giảm 16x – từ 1/125s thành 1/18s.

Mặc dù với hệ thống chống rung nhưng những người độ vững khi cầm máy khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Lượng cà phê và rượu bia bạn uống cũng ảnh hưởng đến điều này.

2. Rung máy:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Nếu bạn không chụp được với tốc độ đủ nhanh để loại bỏ được độ rung của máy và không thể hoặc không muốn tăng ISO lên thì bạn cần đặt máy lên vật hỗ trợ.

Monopod là một vật cực kì hữu dụng khi bạn đang dùng một lens dài và nặng và muốn giảm “gánh nặng” để gỉam run tay. Nó vừa gọn nhẹ và dễ dàng di chuyển.

Tuy nhiên để có sự ổn định tuyệt đôi thì chỉ có 1 giải pháp đó là tripod. Khi bạn không cần chiều cao tối đa của tripod thì hãy dùng những đoạn chân dài để có kết quả tốt nhất

3. Rung do chạm vào máy:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Khi máy đã gắn vào tripod thì chỉ cần chạm nhẹ thôi cũng đủ làm cho máy dao động 1 ít và làm cho tấm ảnh bị soft (nhoè). May mắn là ta có thể dễ dàng khắc phục được với remote release.

Remote release có 2 loại, có dây và không dây. Thường thì loại không dây sẽ mắc hơn. Nhưng khi sử dụng loại có dây, vẫn có xác suất ảnh bị soft do khi gió thổi hoặc khi ta di chuyển dây vẫn có thể truyền tác động lên máy, nên hãy cẩn thận khi sử dụng loại này.

Nhưng loại không giây lại có một nhược điểm là chúng thường dùng tia hồng ngoại và khi sử dụng trong điều kiện nắng gắt thì sẽ dễ bị nhiễu. Đồng thời trigger và bộ nhận phải “nhìn thấy nhau” mới truyền được tín hiệu.

Remote release đặc biệt hữu dụng khi ta cần phơi sáng lâu, bởi vì ta sẽ không phải bấm giữ nút chụp liên tục trong quá trình phoi sáng

4. Gương lật:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Nếu bạn không có remote release thì chế độ self timer trong máy là một mẹo để loại bỏ được rung động khi bấm nút chụp và không làm ảnh hưởng đến độ nét.

Tuy nhiên, thậm chí bản thân máy ảnh cũng tự làm cho ảnh bị soft bởi hoạt động của gương lật. Nhưng điều này có thể là vấn đề của máy này nhưng với máy khác lại không, một sô máy có gương lật hoạt động đằm hơn các máy khác.

Tuy nhiên để tận dụng mọi pixel ảnh của một chiếc máy có độ phân gỉải cao như Nikon D800 thì ta phải xài đến chế độ khoá gương lật (mirror-lock up mode)

Khi chế độ này được chọn thì khi ta bấm chụp lần đầu (trên máy hoặc trên remote release) thì máy sẽ nâng gương lên, đợi cho đến khi rung động hết rồi, ta bấm chụp lần 2 thì lần này màn trập sẽ hoạt động và tiếp nhận thông tin.

5. Vật thể di chuyển:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Cho dù máy có “vững như núi” nhưng chủ thể di chuyển thì tấm ảnh vẫn sẽ bị mờ. Nếu bạn đang chụp một chủ thể đang di chuyển và bạn muốn có 1 tấm ảnh nét thì tốc độ của bạn phải đủ nhanh để “đóng băng khoảnh khắc”

Nhưng câu hỏi đặt ra là. Bao nhiêu là đủ nhanh ?

Tốc độ 1/60s hoặc 1/125 thường đã đủ để bắt 1 người đang đi bộ, nhưng để bắt một vật nhanh hơn thì bạn cần đẩy tốc độ lên.

Nếu bạn đang chụp ảnh thể thao như bóng đá, hay hockey thì tốc độ tầm 1/500s là đủ để bắt được cơ thể của cầu thủ, nhưng những phần nhanh nhất như chân hay gậy hockey sẽ bị mờ, thậm chi phải tăng tốc lên nữa.

Chụp với tốc độ nhanh đồng nghĩa với việc phải dùng ISO cao, hoặc phải mở khẩu độ để lượng ánh sáng vào máy nhiều.

Mặc dù tốt nhất là nên tránh sử dụng ISO cao khi chụp phong cảnh hay tĩnh vật nhưng có lẽ trong chụp thể thao là điều cần thiết. Dù việc sử dụng ISO cao sẽ khiến ảnh bị noise nhưng thà bị noise chút đỉnh còn hơn là một tấm ảnh mờ tịt.

6. AF lấy nét sai vật thể:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, chụp ảnh đã trở nên dễ dàng hơn, máy có thể tự động chọn giúp ta điểm lấy nét, đo sáng, cân bằng trắng v.v… mọi yếu tố để có một tấm ảnh đẹp.

Tuy nhiên, máy móc vẫn có những hạn chế và vẫn có thể mắc lỗi. Nếu bạn để máy tự chọn điểm lấy nét, nó có thể chọn sai điểm.

Nhiều máy ảnh được lập trình để lấy nét điểm gần nhất ở giữa khung hình. Nhưng có một vấn đề là, nếu như chủ thể không nằm giữa, mà lại nằm ngoài rìa khung hình, hoặc chủ thể không nằm gần lens nhất, thì máy sẽ lấy nét sai điểm.

Điều này lại đặc biệt đúng khi ta chụp cận cảnh 1 vật thể, vì máy thường ưu tiên lấy nết ở khoảng cách trung bình, nên trong trường hợp này background sẽ được lấy nét thay vì chủ thể.

Giải pháp cho vấn đề này chính là tự kiểm soát điểm lấy nét, bằng cách chon chế độ Single point AF (lấy nét điểm) hay Select AF.

Để lấy nét, đưa điểm đã chọn vào vị trí cần lấy nét, sau khi lấy đúng nét vật thể thì hãy canh lại bố cục và chụp.

Kỹ thuật lấy nét – tái bố cục là một kỹ thuật rất hữu dụng và thường được dùng mọi lúc.

7. Khi chế độ lấy nét liên tục không được chọn:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Ở chế độ single AF (lấy nét một lần) thì sau khi bấm nút chụp nửa đường điểm lấy nét sẽ không thay đổi cho đến khi ta thả tay ra là bấm lại. Như vậy nếu bạn muốn lấy nét một điểm nào đó khác thì bạn phải nhấc tay ra và bấm lại.

Khi dùng chế dộ này để chụp một vật thể dang chuyển động thì ban đầu lens sẽ lấy nét đúng chủ thể nhưng sau đó chủ thể sẽ di chuyển ra khỏi điểm lấy nét. Như vậy khi chụp liên tục thì chỉ có tấm ảnh đầu tiên nét, những tấm sau sẽ bị out.

Và như tên gọi, chế độ continuous AF (lấy nét liên tục) sẽ liên tục lấy nét khi nút chụp được nhấn xuống, Điều này có nghĩa là máy sẽ liên tục lấy nét ở điểm được chọn.

8. Khi chế độ lấy nét liên tục được chọn:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Chế độ này đặc biệt hữu ích khi ta chụp vật thể đang chuyển động và vật thể nằm trong điểm lấy nét được chọn. Chế độ này:” cũng có thể dùng để chụp vật thể tĩnh”.

Tuy nhiên có một lỗi mà mọi người hay mắc đó là thói quen sử dụng kỹ thuật lấy nét – tái bố cục. khi ta lấy nét và tái bố cục lại thì điểm lấy nét sẽ thay đồi theo và tấm ảnh bị out.

Vì vậy nên lưu ý khi sử dụng các chế độ này.

9. Độ sâu trường ảnh quá nông:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Khi chụp ảnh phong cảnh, ta thường dùng khẩu độ nhỏ để có độ sâu trường ảnh lớn, tấm ảnh sẽ đủ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh, nhưng đòi hỏi tốc độ chụp chậm và thường phải sử dụng tripod.

Nhưng khi ta chụp cách thể loại như chân dung hay đời thường, vật thể di chuyển, để có thể đóng băng được khoảnh khắc, ta cần độ mở lớn để bù cho tốc độ, và khi độ mở lớn thì độ sâu trường ảnh có thể không đủ lớn để bao trùm một nhóm chủ thể hoặc các chi tiết của 1 vật thể. Như vậy ta cần phải tăng ISO hoặc cân bằng giữa tốc và khẩu để có đủ DOF.

10. Khẩu độ quá nhỏ:

Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục

Tuy việc để khẩu độ nhỏ sẽ làm tăng độ sâu trường ảnh (DOF) nhưng nó sẽ làm tăng hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng đi qua các lá khẩu, làm cho ánh sáng không tập trung vào cảm biến và ánh sáng càng không tập trung vào cảm biến thì ảnh sẽ càng bị soft.

Như vậy giữa DOF và độ nét có sự bù trừ, vì thế ta không nên sử dụng khẩu độ nhỏ nhất của lens mà nên tăng lên 1 – 2 stop.

Để xác định khoảng tối ưu của lens, hãy đặt máy lên một tripod và chụp một vật thể có nhiều chi tiết với mọi khẩu độ mà lens có, sau đó lên máy tính và soi từng ảnh một để xem khoảng nét tối ưu của lens nằm trong khoảng nào và nên hạn chế những vùng nét kém nhất.

Điều này cũng tương tự đối với khẩu độ lớn nhất.

Như vậy, từ khẩu độ lớn nhất khi ta khép dần đến khẩu độ nhỏ nhất, độ nét sẽ tăng dần, sau đó đến một khẩu độ nào đó, tuỳ thuộc vào cấu trúc của lens, độ nét sẽ giảm dần.

Tác giả: Bang Nguyen/ Theo VnPhotography

]]>
https://shopmayanh.vn/cac-ly-do-kho-lay-net-va-cach-khac-phuc/feed/ 0
Mẹo chụp ảnh Panorama tuyệt đẹp https://shopmayanh.vn/meo-chup-anh-panorama-tuyet-dep/ https://shopmayanh.vn/meo-chup-anh-panorama-tuyet-dep/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:42:21 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/meo-chup-anh-panorama-tuyet-dep.htm

Chụp ảnh Panorama không quá khó hay cầu kỳ và phức tạp. Để có ảnh Panorama đẹp đòi hỏi sự “tỉ mỉ”, chính xác và tính toán hình ảnh tốt của người chụp.

Kỹ thuật chụp ảnh Panorama hay chụp ảnh toàn cảnh, không gian rộng lớn thường dùng để chụp ảnh phong cảnh. Kỹ thuật này cho phép các nhiếp ảnh gia kết hợp nhiều hình ảnh để tạo thành một hình ảnh toàn cảnh thực sự – với tỉ lệ rộng (dao động từ 2:1 đến 10:01) có thể lên đến 360 độ. Nhờ đó, sẽ mở ra khả năng sáng tạo cho các nhiếp ảnh gia để chụp các cảnh quan vô cùng rộng.

Panorama là dạng ảnh chụp toàn cảnh rộng

Ngày nay, với việc phát triển không ngừng của công nghệ kỹ thuật số những chiếc máy ảnh số DSLR, máy du lịch và thập chí là điện thoại thông minh cũng cho phép người dùng dễ dàng chụp ảnh Panorama, nhờ tích hợp sẵn ứng dụng xử lý dạng ảnh này. Người dùng chỉ cần chụp một loạt hình ảnh để máy tự xử lý và ghép ảnh.

Với những ai đòi hỏi hình ảnh Panorama chất lượng cao nên sử dụng cách làm thủ công hơn, là chụp một cảnh ra thành nhiều ảnh, sau đó dùng phần mềm như AutoPano, Panorama Make và Photoshop để ghép chúng lại với nhau.

Ảnh Panorama được chia làm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là những bức ảnh có khung hình ngang (chiều rộng lớn hơn chiều dài) sử dụng để chụp những khung cảnh rộng lớn, phong cảnh… hoặc chụp theo khung hình dọc (vertorama – có chiều dài lớn gấp nhiều lần chiều rộng) sử dụng để chụp những tòa nhà cao tầng, cây to, thác nước… ngoài ra còn có dạng ảnh polar (tạo thành hành tinh nhỏ), sphere (hình cầu), cubic (lập phương) cylindrical (hình trụ)…

Một kiểu panorama khác là Polar Panorama, tạo không gian thành một hành tinh nhỏ với góc nhìn 360 độ, bằng cách dùng chân đỡ giáp vòng, chụp cả trên lẫn dưới theo dạng hình cầu hoặc chụp một khung cảnh rộng rồi tạo ra ảnh Polar Panorama bằng phầm mềm xử lý ảnh.

Dưới đây là 7 mẹo nhỏ giúp bạn chụp ảnh Panorama tốt hơn:

Sử dụng chân máy

Chân máy chuyên dụng chụp ảnh Panorama

Nếu chụp nối tiếp khung cảnh bằng tay sau đó ghép ảnh Panorama, bạn không thể đảm bảo chắc chắn hình ảnh của mình hoàn toàn trùng khớp và hợp lý, đặc biệt là đường chân trời, các chi tiết ảnh viền trên và dưới bức hình.

Nên sử dụng với chân máy ảnh, hoặc chân máy có tâm xoay từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, để hình ảnh có sự liên kết chặt chẽ. Với kiểu chụp ảnh từ trái sang phải, từ trên xuống dưới khi xem ảnh dưới dạng thu nhỏ bạn sẽ dễ dàng hình dung bức ảnh dự định tạo ảnh panorama được bắt đầu và kết thúc ở đâu, đó cũng là cách thực hiện chụp từng khuôn hình trong kỹ thuật chụp Panorama.

Đặt lộ sáng với chế độ “M”

Điều quan trọng tiếp theo cần thực hiện khi chụp những hình ảnh tạo ảnh Panorama là duy trì tiếp nối và cân bằng ánh sáng, màu sắc trong hình ảnh.

Chiếc máy ảnh của chúng ta có thể đo sáng chính xác hình ảnh và cân bằng màu khi sử dụng với chế độ chụp tự động. Nhưng không đảm bảo cân bằng tốt cho mỗi khung cảnh khi di chuyển máy, đặc biệt là khung cảnh thay đổi với nền trời sáng hoặc khu vực bóng tối, độ chênh kệch lớn có thể làm sai độ mở ống kính, khiến hình ảnh có độ nét nông – sâu hoặc tốc độ quá chậm dễ làm rung hình. Do đó, bạn nên tự thiết lập và cân bằng ánh sáng để tránh làm hỏng bức ảnh.

Chụp và xem lại ảnh để chắc chắn tấm ảnh đó dùng được, vì chỉ cần một trong những bức ảnh cần ghép quá thiếu sáng, rung hình có thể làm hỏng cả bộ ảnh.

Sử dụng một tiêu cự duy nhất

Ống kính tốt nhất để sử dụng chụp ảnh Panorama là ống kính fix với tiêu cự trung bình từ 35-50mm, ở tiêu cự này hình ảnh không bị biến dạng ở các chi tiết viền bức ảnh giống như ống kính góc rộng hoặc độ nét quá nông, tầm nhìn bao quát hạn chế như ống kính Tele. Nếu sử dụng ống kính zoom, chỉ sử dụng duy nhất một tiêu cự chụp các hình ảnh cần ghép. Khi đang chụp từng bức ảnh, chỉ cần một ảnh bạn zoom lên chút ít thì hình ảnh đã có sự chênh lệch, bước xử lý sẽ khó khăn hơn.

Chú ý độ chồng hình và độ cong hình

Độ chồng khớp các hình ảnh là một trong những yêu cầu cơ bản cho việc tạo ra ảnh Panorama. Khi chụp hình, bạn nên chụp tấm sau có được 20%-30% hình ảnh của tấm hình trước, để việc ghép hình chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó, độ chồng hình càng nhiều thì các phầm mềm ghép ảnh Panorama sẽ dễ dàng nhận biết và thực hiện ghép ảnh tốt hơn.

Trong khi đó, nếu chụp hình ảnh quá gần, hiệu ứng đường cong sẽ hiển thị rõ khi ghép lại, tương đối giống ảnh chụp từ ống kính Fish eye nhưng không hoàn hảo. Do dó, nên chụp hình ảnh ở khoảng cách từ xa. Ngoài ra, những đường thẳng được ghép lại thành ảnh Panorama rất dễ bị cong, bạn có thể khắc phục trong khi chụp bằng cách di chuyển song song với khung cảnh, tránh đứng yên một vị trí.

Lấy nét bằng tay

Cũng như việc sử dụng chế độ chụp M – giúp kiểm soát tốt hơn các thông số chụp, bạn nên sử dụng khả năng lấy nét bằng tay của máy. Điều này sẽ đảm bảo các điểm lấy nét chính được giữ nguyên không thay đổi, đặc biệt khi có vật tiền cảnh phía trước.

Với những vật thể chuyển động trong khung hình như ô tô, xe máy, người đi bộ… nếu không chú ý hình ảnh khi ghép có thể có đến vài chiếc ô tô, xe máy đó hoặc vị trí của chiếc xe nằm giữa đường ghép, khiến việc xử lý ảnh khó hơn.

Panorama dọc

Nhiếp ảnh Panorama được cho là hữu dụng nhất để có những bức ảnh toàn cảnh phong cảnh đẹp theo chiều ngang. Vậy bạn đã thử chụp ảnh panorama theo chiều dọc chưa? Hãy phá vỡ suy nghĩ của mình để khám phá những khuôn hình mới lạ theo chiều dọc, như chụp những tòa nhà chọc trời, bức tượng khổng lồ, thác nước… và nhớ chụp từ trên xuống dưới với cả kiểu cầm ngang hoặc dọc máy.

Xử lý hình ảnh với Photoshop

Ghép hình ảnh lại với nhau là công đoạn cuối cùng và cũng là công đoạn rất quan trọng để có bức ảnh Panorama. Bạn có thể rảnh tay khi lựa chọn chế độ ghép ảnh Panorama có sẵn trong Photoshop, với tính năng Photomerge, có thể kết hợp những bức ảnh ta đã chụp để tạo thành một hình ảnh toàn cảnh.

Tuy nhiên, những phần mềm nghép ảnh tự động thường khó phát hiện điểm chung của những bức ảnh có màu sáng và chuyển động như bầu trời, mặt nước, xe cộ, lá cơ bay… Lúc này, bạn nên tự tay ghép ảnh để có hình ảnh Panorama hoàn hảo.

]]>
https://shopmayanh.vn/meo-chup-anh-panorama-tuyet-dep/feed/ 0
Tạo ảnh panorama với lens phổ thông https://shopmayanh.vn/tao-anh-panorama-voi-lens-pho-thong/ https://shopmayanh.vn/tao-anh-panorama-voi-lens-pho-thong/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:42:09 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/tao-anh-panorama-voi-lens-pho-thong.htm

Thuật nhiếp ảnh panorama là là quá trình chụp một khung cảnh cực rộng trong chỉ một bức hình duy nhất bằng cách sử dụng thiết bị đặc biệt, hoặc phần mềm chuyên dụng. Bài viết này sẽ tìm hiểu về cách tạo ra một bức ảnh panorama của riêng bạn với phần mềm Adobe Photoshop, cùng máy ảnh với ống kính phổ thông.

Panorama

Thuật ngữ “panorama” xuất hiện những năm 1780 và được đặt tên bởi Robert Barker, khi ông sử dụng để mô tả một kỹ thuật được phát minh trước đó khi vẽ một bức tranh ở trong lòng một ống trụ lớn, đem đến góc nhìn ảo 360 độ khi đứng ở tâm ống trụ ấy. Không có ranh giới rõ ràng giữa nhiếp ảnh góc rộng và nhiếp ảnh panorama, nhưng thường thì người ta công nhận ảnh panorama chụp được tương đương góc nhìn của hai mắt con người, hoặc ít hơn một chút. Mục đích của ảnh panorama là chụp được toàn bộ khung cảnh hơn là chỉ một góc nhỏ của nó. Vì lí do này, đó là một kỹ thuật ưa thích của những người chụp ảnh phong cảnh.

Ngoài những ống kính panorama chuyên dụng, bạn hẳn đã từng thấy điều mà những ống kính mắt cá (fisheye) làm được, hút hết toàn bộ thế giới xung quanh nó và bóp méo thành một khối tròn. Thường được sử dụng khi chụp lướt ván và những môn thể thao mạo hiểm khác, ống kính fisheye là bước khởi đầu để thu được toàn bộ khung cảnh và bức hình trong khi vẫn giữ được khoảng cách gần với đối tượng.

Thuật nhiếp ảnh panorama thực thụ, tuy nhiên, lại không bóp méo toàn bộ bức hình nhiều như ống kính fisheye. Trong khi fisheye mở rộng góc nhìn theo phương dọc lẫn phương ngang, thường thì panorama lại chỉ mở rộng ảnh theo phương ngang. Tất nhiên phong cảnh không phải là đối tượng duy nhất của thể loại nhiếp ảnh này, tất cả những con chim quần tụ xung quanh hồ trong bức tranh trên là một ví dụ hoàn hảo cho rằng hoàn toàn có lí do để người ta chụp ảnh panorama.

Tạo ảnh panorama của riêng bạn

Nếu bạn đi ngang một địa điểm nào mà bạn cảm thấy rằng nó cực kỳ thích hợp cho một tấm ảnh panorama, khi đó, bạn có thể tạo ra bức ảnh panorama ấy dù bạn đang dùng máy ảnh gì hay ống kính gì. Điều bạn cần duy nhất là khung cảnh bạn muốn chụp lại phải đứng yên. Bạn cũng sẽ phải đứng một chỗ và chụp nhiều bức ảnh khác nhau, đảm bảo rằng sẽ không có nhiều sự dịch chuyển trong khung hình của chúng ta.

Bước 1

Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm một địa điểm thích hợp để đứng và chụp từ đó ra. Những gì bạn sẽ làm là đứng ở một chỗ duy nhất, chụp ảnh bắt đầu từ một góc và chuyển sang những góc máy khác. Một cách tốt hơn là bạn nên dùng một cái tripod để làm điểu này và xoay nó xung quanh trục khi chuyển góc máy, tuy nhiên điều này không cần thiết lắm. Cách khác, bạn cần một chỗ đủ không gian để bạn quay một vòng và góc nhìn của bạn không bị che chắn. Đây là chỗ tôi đã đứng trong một chuyến đi gần đây.

Bước 2

Bây giờ việc bạn cần làm là chụp tất cả những bức ảnh sẽ làm nên bức panorama của bạn. Cách đơn giản nhất là bắt đầu từ bên trái, và chọn ra một vùng đất bên phải khung hình. Chụp, sau đó di chuyển góc máy ảnh để vùng đất đó nằm bên trái khung hình, để về vùng đất mới bên phải khung hình. Lại chụp, và cứ thế tiếp tục. Điều này đảm bảo rằng các bức ảnh bạn chụp sẽ lợp lên nhau mà không để lộ ra bất cứ khoảng trống nào.

Chú ý cách bạn đang đứng, và cố gắng giữ độ cao máy ảnh và di chuyển góc máy theo đúng phương ngang.

Dưới đây là những bức ảnh tôi chụp tại địa điểm trên, bạn sẽ thấy những khoảng lợp lên nhau của các bức hình nối tiếp nhau là khá lơn. Thực tế thì bạn không cần phải lợp nhiều quá, nhưng dù sao vẫn luôn tốt hơn khi cẩn thận như vậy. Lợp nhiều còn hơn lợp không đủ (có khoảng trống)

Bước 3

Bước tiếp theo là xử lý hậu kỳ những bức ảnh trong loạt ảnh của bạn, nhớ rằng bằng phải xử lý chúng cùng một cách với những thông số giống nhau, nếu không thì khi ghép lại chúng sẽ không khớp nhau. Chức năng Action trong Photoshop là một giải pháp nhanh gọn lẹ và hiệu quả trong trường hợp này.

Bước 4

Mở Adobe Photoshop lên (CS3 trở lên). Đảm bảo rằng bạn không mở bất cứ file nào khác trong Photoshop, sau đó vào menu File > Automate > Photomerge. Bạn có thể thử nhiều chế độ trộn hình khác nhau, tuy nhiên chế độ Auto thường được sử dụng nhất. Đi đến thư mục chứa những bức ảnh đã được xử lí và thêm chúng vào hộp thoại.

Bước 5

Click OK, sau đó đợi vài phút để Photoshop xử lý. Và đây là kết quả:

Bước 6

Dùng Crop tool (C) để cắt phần khung hình hoàn chỉnh mà bạn cần.

Kết quả

Thế là bạn đã hoàn thành một bức ảnh panorama của riêng mình bằng cách kép nhiều ảnh lại với nhau, độ phân giải của mỗi bức ảnh con đều được bảo toàn, do đó nếu in bức panorama này ra, kích cỡ của nó sẽ làm bạn ngạc nhiên.

Tác giả bài viết: phamqb lược dịch
Nguồn tin: Easily Create Stunning Panoramic Images Without an Expensive Lens

]]>
https://shopmayanh.vn/tao-anh-panorama-voi-lens-pho-thong/feed/ 0
Khóa nét trong máy ảnh kỹ thuật số https://shopmayanh.vn/khoa-net-trong-may-anh-ky-thuat-so/ https://shopmayanh.vn/khoa-net-trong-may-anh-ky-thuat-so/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:41:51 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/khoa-net-trong-may-anh-ky-thuat-so.htm

Khóa nét là yếu tố cần thiết cho một bức ảnh thành công.

Lấy nét tự động là một phát minh tuyệt vời để đơn giản hóa việc chụp ảnh và làm giảm khả năng ảnh chụp bị mờ. Tuy nhiên, nó cũng không phải là hoàn hảo, và đôi khi, bạn phải hỗ trợ máy ảnh để chụp được một bức ảnh sắc nét.

Khóa nét là công cụ hữu ích để làm việc đó. Nó cho phép bạn tập trung vào phần quan trọng nhất của khung cảnh và giữ tập trung trong khi bạn điều chỉnh khung hình, bảo đảm bức ảnh của bạn có thành phần tập trung chính xác.

Có nhiều cách khác nhau để khóa nét, tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Khóa nét một bức ảnh

Đây là cách khóa nét phổ biến nhất, và thực hiện đơn giản nhất. Nó rất hữu ích đối với những bức ảnh như ví dụ sau: đối tượng được đặt lệch tâm phía trước phông nền trong khung cảnh.

Nếu bạn chụp bức ảnh như trên mà khóa nét như bình thường, máy ảnh sẽ cố gắng đoán những gì cần phải được lấy nét. Hầu hết các máy ảnh xem phần trung tâm khung hình là phần quan trọng nhất, và tập trung vào nó. Điều này sẽ dẫn đến phông nền sắc nét, còn người phụ nữ ở phía trước thì bị mờ.

Rõ ràng đây không phải là đối tượng chúng ta muốn chụp, chúng ta muốn người phụ nữ được nhìn thấy rõ vì cô ấy là phần quan trọng nhất của bức ảnh. Người phụ nữ là đối tượng phải khóa nét.

Để làm được như thế, đặt tiêu điểm máy ảnh tại đối tượng và nhấn một nửa nút màn trập.Bạn sẽ nghe thấy một tiếng bíp và nhìn thấy ánh sáng đi qua ống ngắm, cho bạn biết máy ảnh đã tập trung tiêu điểm. Tiêu điểm sẽ vẫn bị khóa trong khi ngón tay bạn vẫn còn giữ một nửa nút màn trập.

Đặt đối tượng vào trung tâm và tập trung tiêu điểm, sau đó giữ một nửa nút màn trập để duy trì khoảng cách tập trung.

Khi tiêu điểm đã được khóa, bạn có thể điều chỉnh lại khung hình trước khi chụp. Trong hình ảnh ví dụ, chúng ta đưa máy ảnh trở lại thành phần chúng ta muốn chụp và nhấn hoàn toàn nút màn trập. Điều này sẽ mang lại cho chúng ta hình ảnh tương tự như ví dụ phía trên, nhưng người phụ nữ được khóa nét chứ không phải là phông nền.

Điều này giúp khóa nét nhanh chóng và dễ dàng, cung cấp cho bạn rất nhiều tính năng linh hoạt mà không cần phải làm mờ khung cảnh xung quanh như cách thiết lập tự động lấy nét. Tuy nhiên, nó xảy ra một lần – ngay sau khi bạn chụp ảnh, khóa nét sẽ bị mất và bạn cần phải lặp lại quá trình. Nếu bạn muốn khóa nét nhiều bức ảnh, bạn có thể sử dụng phương pháp sau đây.

Khóa nét nhiều bức ảnh

Nếu bạn muốn chụp nhiều ảnh tại cùng một khoảng cách tập trung, khóa nét bình thường sẽ không có tác dụng bởi vì nó không “ghi nhớ” thiết lập giữa các bức ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu máy ảnh kỹ thuật số SLR thì có một thủ thuật đơn giản giúp bạn giữ khoảng cách tập trung liên tục như bạn muốn.

Bắt đầu tập trung khung cảnh bằng cách sử dụng chế độ tự động lấy nét như bình thường. Khi đã hài lòng, chuyển ống kính sang chế độ tập trung bằng tay. Điều này vô hiệu hóa chức năng tự động lấy nét và giữ khoảng cách tập trung cố định, đảm bảo rằng tất cả các bức ảnh được khóa nét như nhau. Khi thực hiện xong, chỉ đơn giản là chuyển đổi trở lại chế độ tự động lấy nét.

Điều này chỉ hiệu quả trong tình huống đối tượng luôn ở một khoảng cách cố định từ máy ảnh, chẳng hạn như chụp phong cảnh. Nó cũng hữu ích khi chụp một số môn thể thao hành động như đua xe, nơi những chiếc xe gần như chạy qua trên cùng một đường ngắm.

Khóa nét là công cụ thực sự hữu ích và tôi áp dụng trên hầu như các bức ảnh để đảm bảo đối tượng chính của khung cảnh được tập trung. Khóa nét không mất nhiều thời gian để tìm hiểu và bạn sẽ sớm tìm thấy nó là một kỹ thuật vô giá để cải thiện thành phần và tăng độ rõ nét cho đối tượng trong các bức ảnh của bạn

Tác giả bài viết: D4x
Nguồn tin: nikonvn.com

]]>
https://shopmayanh.vn/khoa-net-trong-may-anh-ky-thuat-so/feed/ 0
Sử dụng thước đo sáng trên máy ảnh DSLR https://shopmayanh.vn/su-dung-thuoc-do-sang-tren-may-anh-dslr/ https://shopmayanh.vn/su-dung-thuoc-do-sang-tren-may-anh-dslr/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:41:46 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/su-dung-thuoc-do-sang-tren-may-anh-dslr.htm

Thước đo sáng (Exposure Level Indicator) là công cụ hữu dụng để nhiếp ảnh gia điều chỉnh phơi sáng của ảnh. Thước đo sáng trong ống ngắm (viewfinder) của máy DSLR bật sáng khi ta nhấn nửa nút chụp. Thông thường, thước được chia làm 2 phần với số không [0] ở giữa và các chỉ số âm ở bên trái, các chỉ số dương ở bên phải.

Thước cũng thường được chia thành các mốc chênh nhau 0.3 khẩu và có dải sáng từ -2 (hoặc -3) tới +2 (hoặc +3). Khi thước báo ở số không [0] là ảnh vừa đủ sáng (theo đánh giá của hệ thống đo sáng tự động của máy ảnh). Nếu chỉ số báo nghiêng về số âm (bên trái) là ảnh bị thiếu sáng, và chỉ số báo nghiêng về số dương (bên phải) là ảnh bị thừa sáng.

Ở các chế độ lập trình P, chế độ ưu tiên khẩu độ A/Av, và ưu tiên tốc độ S/Tv (phụ thuộc khẩu độ mở tối đa của ống kính và ISO cài đặt), khi đo sáng tự động, thước đo sáng thường báo ở số không [0] do máy chủ động điều chỉnh tốc độ cửa chập (shutter speed) hoặc khẩu độ mở (aperture) căn cứ vào cài đặt của người chụp ở yếu tố còn lại. Nếu sử dụng chế độ ISO tự động, máy còn tự động điều chỉnh ISO để sao cho bức ảnh đúng sáng (theo đánh giá của hệ thống đo sáng tự động).

Khi chuyển sang chế độ chụp thủ công M, người chụp sẽ cần điều chỉnh mọi yếu tố phơi sáng (khẩu độ, tốc độ, ISO) nhưng thước đo sáng vẫn thông báo ảnh đúng, thừa hay thiếu sáng (theo hệ thống đo sáng tự động). Từ thông báo này, người chụp cần điều chỉnh các yếu tố phơi sáng để ảnh đúng sáng. Nếu thước báo ảnh thiếu sáng, cần điều chỉnh tăng ánh sáng (bằng cánh mở khẩu, giảm tốc độ hay tăng ISO – hoặc cả 3 yếu tố) và nếu thước báo ảnh thừa sáng, cần điều chỉnh giảm ánh sáng (bằng cách khép khẩu, tăng tốc độ, hay giảm ISO – hoặc cả 3 yếu tố). Vậy có phải lúc nào cũng chụp được bức ảnh đẹp đúng sáng khi thước báo đúng sáng với chỉ số báo ở số không [0]?

Vấn đề không hoàn toàn đơn giản như vậy. Câu hỏi đặt ra là hệ thống đo sáng thông báo chính xác tới đâu? Và người chụp đã áp dụng kỹ thuật đo sáng tự động đúng cách chưa?

Trong điều kiện ánh sáng trung bình (midtone) và người chụp nhằm vào các điểm có ánh sáng trung bình – hoặc tương đương với tấm xám 18% (gray card 18%), chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống đo sáng của máy và điều chỉnh 3 yếu tố phơi sáng sao cho thước báo ở chỉ số không [0].

Nhưng không phải điều kiện ánh sáng lúc nào cũng điều hòa trong điều kiện ánh sáng trung bình. Nếu trong khuôn hình của một bức ảnh có các khu vực sáng tối lẫn lộn, hoặc khuôn hình phần lớn bị quá tối trong môi trường ánh sáng yếu, hoặc quá sáng trong môi trường ánh sáng rất mạnh, hệ thống đo sáng có thể mắc sai lầm.

Nếu môi trường quá tối, máy DSLR có thể “tưởng” ảnh bị thiếu sáng và thông báo đánh giá thiếu sáng này trên thước đo sáng, hoặc nếu ở các chế độ P, S/Tv và A/Av sẽ tự điều chỉnh giảm tốc độ, mở khẩu độ, hay tăng ISO sao cho “đúng” sáng (để thước báo về chỉ số không [0]) theo đo sáng tự động; ngược lại trong môi trường ánh sáng quá mạnh, máy sẽ báo thứa sáng hoặc tự điều chỉnh giảm sáng do “tưởng” ảnh bị thừa sáng. Hệ quả là, toàn bộ ảnh (hoặc chủ thể muốn chụp) bị thừa hoặc thiếu sáng quá mức.

Ngoài việc cần biết phải nhằm vào đâu trong khuôn hình khi sử dụng hệ thống đo sáng của máy ảnh DSLR, người chụp còn cần biết đánh giá ánh sáng khuôn hình, ánh sáng hậu cảnh và ánh sáng chủ thể để chủ động đặt phơi sáng thiếu hoặc thừa sáng so với báo sáng tự động của thước đo sáng. Không phải bất kỳ lúc nào cũng cần điều chỉnh sao cho thước đo sáng báo ở số không [0] là sẽ được ảnh đẹp.

Ví dụ, trong điều kiện ánh sáng rất yếu hoặc có một khu vực lớn trong ảnh có mầu đen hay sẫm màu, hệ thống đo sáng tự động thường bị đánh lừa và báo thiếu sáng trầm trọng; nhưng nếu điều chỉnh để đưa chỉ số về không (zero out) thì ảnh sẽ bị thừa sáng. Với những trường hợp như vậy, người chụp cần tự đánh giá và chủ động chụp thiếu sáng khoảng 1 hoặc 2 khẩu so với báo sáng của thước đo sáng.

Ngược lại, trong điều kiện ánh sáng mạnh, như ngược sáng hoặc có một khu vực lớn trong ảnh có màu trắng hoặc sáng màu, hệ thống đo sáng tự động có thể bị đánh lừa và đưa ra gợi ý cần giảm sáng hơn nữa mà nếu “nghe theo”, ảnh rất có thể sẽ bị tối do thiếu sáng. Trong các trường hợp này, người chụp cũng cần đánh giá lại và chủ động chụp thừa sáng so với thông báo của thước đo sáng.

Ở chế độ M, điều này có nghĩa là sau khi tham khảo “ý kiến” của thước đo sáng tự động, người chụp sẽ chủ động điều chỉnh tăng giảm tốc độ, khép hoặc mở khẩu và đôi khi cả tăng giảm ISO để chụp với giá trị phơi sáng “khác” với chỉ số trên thước đo sáng do hệ thống đo sáng tự động thông báo.

Ở các chế độ bán thủ công (P, A/Av và S/Tv) máy ảnh DSLR có một công cụ rất hữu dụng để tăng giảm sáng “cưỡng bức” so với đo sáng tự động là chức năng bù trừ sáng (exposure compensation) – thường được biểu diễn và có thể điều chỉnh bằng nút cộng/trừ [+/-]. Sau khi đo sáng tự động, tùy vào từng chế độ, người chụp có thể chủ động bù thêm sáng hoặc trừ sáng để có được bức ảnh đúng sáng (và nhiều khi là đúng với ý đồ chụp của mình).

GHI CHÚ: Ở các máy ảnh khác nhau, có thể cách bố trí hai nửa +/- ngược với các ví dụ trên: Cộng ở bên trái và trừ ở bên phải. Tuy nhiên, nguyên tắc áp dụng không thay đổi.

Khi bù trừ sáng…

Ở chế độ lập trình P: máy sẽ tự điều chỉnh các yếu tố khẩu độ, tốc độ, và ISO (nếu ISO tự động) để chụp bức ảnh thiếu hoặc thừa sáng so với đo sáng tự động. Lưu ý ở chế độ này, nếu đặt ISO tự động, máy có thể tăng ISO quá cao dẫn tới ảnh bị nhiễu. Để hạn chế điều này, có thể cài đặt giới hạn ISO cho ISO tự động, hoặc chủ động đặt ISO thủ công.

Ở chế độ ưu tiên khẩu độ A/Av: máy sẽ giảm hoặc tăng tốc độ để chụp với giá trị phơi sáng thừa (nếu bù) hoặc thiếu (nếu trừ) so với đo sáng tự động. Lưu ý ở chế độ này, người chụp cần lưu tâm tới tốc độ chụp vì nếu máy giảm tốc độ xuống quá chậm, ảnh có thể bị nhòe khi chụp cầm tay.

Ở chế độ ưu tiên tốc độ S/Tv: máy sẽ mở thêm khẩu (nếu bù) hoặc khép thêm khẩu (nếu trừ) để chụp ở giá trị phơi sáng thừa hoặc thiếu so với giá trị đo sáng. Lưu ý ở chế độ này, khả năng mở và khép khẩu phụ thuộc vào ống kính đang sử dụng.

Theo VinaCamera

]]>
https://shopmayanh.vn/su-dung-thuoc-do-sang-tren-may-anh-dslr/feed/ 0
Công nghệ chụp ảnh bóng đổ ấn tượng https://shopmayanh.vn/cong-nghe-chup-anh-bong-do-an-tuong/ https://shopmayanh.vn/cong-nghe-chup-anh-bong-do-an-tuong/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:41:39 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/cong-nghe-chup-anh-bong-do-an-tuong.htm

Áp dụng cách thức này, bạn sẽ thực hiện được những bức ảnh ấn tượng với hiệu ứng bóng đổ trên nền ánh sáng tuyệt đẹp.

Chụp hình từ phía sau, chủ đề đứng trước nền sáng làm cho đối tượng như được tô đậm bằng mực đen đậm nhờ bóng đổ. Kỹ thuật này được sử dụng cho việc thực hiện những bức ảnh có tính biểu tượng cao.

Bức ảnh có phối cảnh phía trước là nền trời xan, phía sau là bóng râm, chủ đề là chiếc xe đạp Và 5 bước chuẩn bị sau đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng chụp được các bức ảnh đẹp ngoạn mục:

1. Tạo phối cảnh

Để tạo được hiệu ứng bóng đổ với bất cứ chủ đề nào thì tay máy luôn phải đặt phía sau đối tượng cần chụp. Phía trước đối tượng là nền bối cảnh tươi sáng và máy ảnh đặt ở vị trí có bóng tối và thiếu ánh sáng. Trong điều kiện như vậy, sẽ làm cho ảnh chụp có được độ tương phản cao. Hoàng hôn là thời điểm lý tưởng để thực hiện các bức ảnh loại này. Bạn có thể sử dụng thêm phụ kiện ống kính UV để chụp người và chụp vật thể nổi bật trên nền trời.

2. Tắt đèn flash của máy ảnh

Đó là yếu tố rất quan trọng để nền ảnh được lộ rõ, và để loại bỏ hết ánh sáng ra khỏi chủ đề. Do vậy, bạn phải cài đặt đèn flash từ chế độ tự động chuyển sang chế độ tắt không sử dụng.

3. Chỉ để lộ hình nền, không lộ đối tượng cần chụp

Các máy ảnh số đời mới đều có chế độ chụp hình thông minh, làm lộ rõ đối tượng với màu sắc tươi tắt dù ở điều kiện thiếu ánh sáng. Vì vậy, khi chụp ảnh bóng đổ, bạn nên tắt chức năng kiểm soát phơi sáng tự động. Nếu trên máy ảnh có nút khoá phơi sáng, bạn quay ống kính về phía có nền sáng và bấm vào nút đó. Bạn giữ nguyên nút bấm để điều chỉnh màu sắc cho ưng ý và thực hiện ảnh chụp.

xBạn cũng có thể cài đặt lại tốc độ màn trập nhanh hơn của chế độ phơi sáng tự động trong khi giương ống kính máy ảnh rọi vào nền sáng. Sử dụng các chức năng tự động làm cho màn trập và khẩu độ ưu tiên sẽ thiết lập mức độ trung bình tiếp xúc giữa cảnh nền và chủ đề. Vì thế, thay đổi lại các cài đặt, bạn sẽ chụp được các hình bóng trông rất ấn tượng.

4. Đặt tiêu điểm vào chủ đề cần chụp

Chế độ tiêu điểm ống kính cũng phải được lưu ý khi bạn chụp ảnh bóng đổ. Tuỳ thuộc vào cài đặt mà có thể làm cho máy ảnh đặt tiêu điểm trên cảnh nền. Trong khi yêu cầu của ảnh bóng đổ là chủ đề phải sắc nét và nổi bật. Do đó bạn cần kiểm tra lại tiêu điểm sau mỗi lần bấm máy chụp bởi vì chế độ này có thể được thiết lập tự động cho phù hợp với ảnh chụp trước.

Để đảm bảo tuyệt đối, bạn nên chuyển sang chế độ chỉnh tiêu điểm của máy ảnh sang chế độ điều chỉnh bằng tay.

5. Hoàn thiện ảnh bằng phần mềm

Ống kính máy ảnh có thể làm cho các hình ảnh chụp được chưa được hoàn mỹ. Đặc biệt là chủ đề đổ bóng nhưng chưa đủ độ tối, nó vẫn cần phải được hiệu chỉnh bằng Photoshop.

Bạn có thể dùng công cụ Burn của Photoshop Elements để bổ sung màu sắc cho các chi tiết được hoàn thiện.

Theo PC World

]]>
https://shopmayanh.vn/cong-nghe-chup-anh-bong-do-an-tuong/feed/ 0
Các tư thế cầm máy ảnh ống kính tele https://shopmayanh.vn/cac-tu-the-cam-may-anh-ong-kinh-tele/ https://shopmayanh.vn/cac-tu-the-cam-may-anh-ong-kinh-tele/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:41:33 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/cac-tu-the-cam-may-anh-ong-kinh-tele.htm
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh

  • >
  • Các tư thế cầm máy ảnh ống kính tele

Với những bộ máy ảnh chuyên nghiệp gắn ống kính Tele, cho dù ống kính của bạn có trang bị chức năng chống rung (VR hoặc IS) nhưng khi chụp ở tốc độ tương đối thấp thì bạn vẫn phải dùng tới giải pháp chân máy để tránh tình trạng hình ảnh bị mờ nhòe. Vấn đề ở chỗ không phải ai cũng có điều kiện để mua ống kính có motor chống rung và mang theo chân máy theo người mỗi khi ra ngoài.

Để khắc phục vấn đề này, sau đây là 6 tư thế cơ bản giúp bạn có thể giử camera ổn định và chụp ở tốc độ giới hạn thấp nhất cho phép. Mời các bạn theo dõi hình ảnh chi tiết mô tả các động tác dưới đây.

1/. Tư thế đứng thẳng

– Khép khuỷu tay. Đứng thẵng (hai mủi bàn chân hướng trước mặt) Khép khuỷu tay sát vào vai và thu hẹp cùi chỏ vào người để giảm bớt lực chịu của cánh tay đòn, thở ra hoàn toàn và nhấn nút chụp.

2/. Tư thế đứng ngang

– Nâng cao vai trái (tay cầm ống kính) Đứng ngang, nâng vai trái và kéo cùi chỏ hướng vào xương sườn, bạn có thể kéo khuỷu tay phải vào ngực cho thêm chắc – thở ra hoàn toàn trước khi chụp để tránh làm rung máy.

3/. Tư thế ngồi kiểu số 4 – lấy đầu gối làm chân máy.

Tư thế ngồi kiểu số 4 – tư thế của hai tay giống mục số 2 nhưng thoải mái hơn nhờ kê khuỷu tay lên đầu gối.

4/. Tư thế nằm sấp.

Tư thế này dùng để chụp tầm thấp, dùng bàn làm giá đỡ – Hình một, để bàn tay úp xuống đỡ ống kính – Hình hai, dùng thân bàn tay để bố cục khung hình.

Các tư thế cầm máy ảnh ống kính tele

5/. Tư thế nâng súng.

Cầm máy bằng một tay – Đứng ngang, hướng cùi chỏ thẵng hàng vào chủ thể – Gác ống kính lên trục tay trái, bàn tay trái khóa vào cánh tay phải tạo lực liên kết – Thở ra hoàn toàn và nhấn nút chụp.

6/. Tư thế ngồi xổm (hay còn gọi là tư thế cái Nôi)

Tư thế cuối cùng này như bạn cũng thấy: người chụp ngồi xổm và tạo thế giống như chiếc Nôi cho ống kính giữa vai và cổ tay, ổn định ống kính bằng cách cân bằng khuỷu tay tựa trên đầu gối.

Tác giả Bang Nguyen/ Theo VnPhotography

]]>
https://shopmayanh.vn/cac-tu-the-cam-may-anh-ong-kinh-tele/feed/ 0
Kỹ thuật chụp chồng ảnh (Focus Stacking) https://shopmayanh.vn/ky-thuat-chup-chong-anh-focus-stacking/ https://shopmayanh.vn/ky-thuat-chup-chong-anh-focus-stacking/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:41:27 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/ky-thuat-chup-chong-anh-focus-stacking.htm
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh

  • >
  • Kỹ thuật chụp chồng ảnh (Focus Stacking)

Khi bạn chụp Macro, độ sâu trường ảnh (DOF) thường rất mỏng. Nghĩa là chỉ có một vùng rất nhỏ của chủ đề rõ nét, các vùng còn lại sẽ hoàn toàn bị mất nét hoặc bị mờ. Nếu muốn toàn bộ chủ đề rõ nét, chúng ta phải tăng độ sâu trường ảnh, bằng cách chỉnh khẩu độ rất lớn (hay độ mở ống kính rất nhỏ). Tuy nhiên, điều này đôi khi không khắc phục được vấn đề trên, đặc biệt khi kích thước của chủ đề lớn hơn nhiều so với mức phủ tối đa của độ sâu trường ảnh. Ngoài ra, việc giảm độ mở ống kính quá nhỏ có thể dẫn đến hiện tượng nhiễu xạ (diffraction softening) làm chi tiết ảnh có viền sáng xung quanh và giảm độ nét.

Kỹ thuật “chụp chồng ảnh” hay lấy nét nhiều lần (Focus Stacking) có thể được dùng để tăng độ sâu trường ảnh. Về mặt kỹ thuật, nó đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần chụp, và mỗi lần sẽ lấy nét tại những vùng khác nhau trong cùng một vị trí. Nghĩa là trong quá trình chụp chúng ta phải cố định vị trí máy ảnh và chủ đề không được chuyển động. Số lượng hình chụp tùy vào kích thước của chủ đề và độ sâu trường ảnh, bạn sẽ chụp và lấy nét tại từng phần cho đến khi có được tất cả các vùng ảnh rõ nét của chủ đề. Sau đó dùng phần mềm để ghép lại. Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng khi chụp cự ly gần, macro hay chụp qua kính hiển vi.

Ví dụ đơn giản như 3 tấm hình bên dưới đây:

Tấm thứ nhất lấy nét ở phần ngoài cái nhụy hoa, và những phần còn lại đều bị mờ, tương tự tấm thứ hai lấy nét ở phần trong.

Tấm cuối cùng (tấm thứ 3) nó được ghép từ 2 bức hình trước đó, để có được hình ảnh rõ nét ở tất cả các chi tiết.

Kỹ Thuật Chụp Chồng Ảnh (Focus Stacking)

Kỹ Thuật Chụp Chồng Ảnh (Focus Stacking)

Kỹ Thuật Chụp Chồng Ảnh (Focus Stacking)

Chúng ta có thể dùng Photoshop, Helicon Focus, PhotoAcute Studio, Stack Focuser hay Combinez5 để thực hiện việc chồng hình. Nguyên tắc chính là dùng các tấm hình tạo thành các lớp khác nhau (layer) sau đó dùng mặt nạ (layer mask) trộn các vùng ảnh rõ nét lại, để cho ra bức hình đẹp như ý.

Theo Vinamaster

]]>
https://shopmayanh.vn/ky-thuat-chup-chong-anh-focus-stacking/feed/ 0
14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia https://shopmayanh.vn/14-tuyet-chieu-cua-cac-nhiep-anh-gia/ https://shopmayanh.vn/14-tuyet-chieu-cua-cac-nhiep-anh-gia/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:41:16 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/14-tuyet-chieu-cua-cac-nhiep-anh-gia.htm
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh

  • >
  • 14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

Khi thời đại công nghệ thông tin lên ngôi, hầu như ai trong chúng ta cũng có thể dùng smartphone để chụp và chia sẻ hình ảnh. Tuy nhiên, bạn muốn có thêm một chiếc máy ảnh chuyên dụng để thỏa mãn sở thích nhiếp ảnh của riêng mình nhưng lại không tự tin về khoản sử dụng cho đúng cách

Thực tế, nhiếp ảnh không thể định nghĩa đẹp xấu mà chỉ đơn giản là tạo cảm xúc cho người xem. 14 mẹo sử dụng máy ảnh chuyên dụng sau đây sẽ giúp bạn có những bức ảnh độc đáo, chất lượng và sáng tạo. Đừng ngại thể hiện bản thân, cầm máy lên nào!

1. Sử dụng tất da để giúp làm mờ ánh sáng

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

2. Sử dụng túi đậu để cố định cho máy ảnh và hạn chế độ rung

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

3. Sử dụng Vaseline để tạo những hình ảnh mang phong cách Vintage

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

4. Tự làm một chiếc túi đậu riêng với kích cỡ phù hợp để sử dụng như một chân máy

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

5. Sử dụng bọc giấy bên ngoài ly cà phê như một nắp ống kính để hạn chế ánh sáng 

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

6. Tạo hộp ánh sáng bằng cách sử dụng ánh sáng tự nhiên và trắng giấy

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

7. Tạo hiệu ứng sương mù bằng cách sử dụng túi nilon

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

8. Sử dụng một tấm danh thiếp để phản chiếu ánh sáng

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

9. Sử dụng mảnh của chai sữa bằng nhựa để phân tán ánh sáng 

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

10. Sử dụng một lõi giấy vệ sinh như một ống kính chụp các hình ảnh chi tiết

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

11. Tự tạo phông nền riêng cho bạn

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

12. Dùng một quả bóng tennis để tạo sự vững chắc, cố định 

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

13. Dùng hộp đựng đĩa CD để bảo vệ máy ảnh khi chụp hình trời mưa

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

14. Tự tạo mẫu hoa văn cho hiệu ứng bokeh 

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

14 tuyệt chiêu của các nhiếp ảnh gia

Theo Vinky La (Theo Lifehack)

]]>
https://shopmayanh.vn/14-tuyet-chieu-cua-cac-nhiep-anh-gia/feed/ 0
Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp https://shopmayanh.vn/nhung-ky-thuat-chup-anh-duong-pho-sieu-dep/ https://shopmayanh.vn/nhung-ky-thuat-chup-anh-duong-pho-sieu-dep/#respond Thu, 11 Apr 2024 04:41:10 +0000 https://shopmayanh.vn/tin-tuc/ky-thuat-nhiep-anh/nhung-ky-thuat-chup-anh-duong-pho-sieu-dep.htm
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh

  • >
  • Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

Những tòa nhà bê tông công nghiệp không còn xám xịt nếu bạn biết các mẹo chụp ảnh sau:

1.    Tìm một chủ đề

Việc đầu tiên trong mọi bức ảnh, mọi tác phẩm nghệ thuật là tìm ra một chủ đề. Chẳng hạn, nếu bạn định làm một cuốn album kỷ niệm, hãy nhớ lại những khoảnh khắc bạn đã trải qua, những nơi bạn từng tới để ghi lại.

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

Một trong những điểm gây khó khăn khi chụp ảnh các thành phố nổi tiếng là hầu hết mọi ngóc ngách của chúng đều đã lên ảnh và chẳng dễ dàng gì tìm được một góc độc, đẹp. Cách tốt nhất là nên tránh những nơi quá nổi tiếng, đông đúc, hoặc tìm cho mình một góc riêng ít người biết tới (trên nóc một tòa nhà cao tầng, trong ngõ hẻm, ở quán cà phê bên đường…)

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

2.    Chuẩn bị kỹ và đừng ngại nhờ vả

Để có một bức ảnh đẹp, hãy chuẩn bị thật kỹ. Trước hết là về những công cụ sẽ phục vụ cho bạn. Sạc pin máy ảnh trước khi sử dụng là lời khuyên cũ nhưng chẳng bao giờ thừa. Nếu bạn muốn chụp cảnh hoàng hôn hay bình minh, hãy đến trước thời điểm đó để tìm vị trí, điều chỉnh chế độ máy.

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

Trong những bức ảnh về cuộc sống thành phố, con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đừng ngần ngại nhờ vả họ, nói cho họ lý do vì sao bạn chụp ảnh để tránh mọi hiểu lầm không đáng có.

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

3.    Thời điểm chụp ảnh

Lựa chọn thời điểm cũng là một vấn đề rất quan trọng khi chụp ảnh thành phố. Buổi sáng sớm khi thành phố chưa quá đông đúc và ánh sáng mặt trời dịu nhẹ, chưa quá chói gắt rất lý tưởng cho bức ảnh đẹp. Buổi hoàng hôn khi thành phố chớm lên đèn cũng là thời điểm cho bức ảnh hoàn hảo.

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

4.    Chân máy ảnh

Một chiếc tripod hay chân máy ảnh rất cần thiết cho mọi bức ảnh chụp ngoài trời, nhất là khi bạn muốn chụp những bức ảnh đêm lung linh hay những ánh đèn pha, đèn hậu tạo thành vệt sáng dài trên phố. Cùng với việc chỉnh tốc độ màn trập máy ảnh chậm, phơi sáng lâu, tấm ảnh cũng rất dễ bị rung nếu thiếu chân máy.

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

5.    Sự phản chiếu ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong một bức ảnh. Hãy chú ý đến chất liệu của đồ vật để lựa chọn góc phù hợp, cho ra những hiệu ứng ánh sáng hiệu quả. Ví dụ điển hình nhất chính là những tòa nhà bằng kính. Ở những góc bình thường, trông chúng thật khô cứng, công nghiệp, nhưng ở một số góc độ đặc biệt, chúng dường như tỏa sáng và phản chiếu mọi thứ như một tấm gương.

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

 

Những kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp

Sưu tầm

]]>
https://shopmayanh.vn/nhung-ky-thuat-chup-anh-duong-pho-sieu-dep/feed/ 0